Siết chặt kỷ luật đầu tư công

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/9/2013 | 8:08:43 AM

Việc ban hành Luật Đầu tư công cần phải tác động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu đầu tư; tăng cường, siết chặt kỷ luật về đầu tư công, khắc phục triệt để những tồn tại yếu kém trong quản lý Nhà nước về đầu tư công hiện nay.

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 21, sáng 23/9 Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư công.

Do thiếu hệ thống pháp luật đồng bộ, nên việc đầu tư công bằng các nguồn vốn của Nhà nước thời gian qua đã phát sinh nhiều hạn chế, như: Quyết định đầu tư tràn lan; bố trí vốn dàn trải dẫn đến thời gian thi công kéo dài; hiệu quả đầu tư kém và lãng phí nguồn lực; tình trạng thi công vượt quá vốn kế hoạch được giao, gây nợ đọng xây dựng cơ bản quá mức, gây áp lực đến cân đối ngân sách các cấp…

Do vậy, UBTVQH cho rằng việc ban hành Luật Đầu tư công nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất là cần thiết để khắc phục những hạn chế nêu trên. Đồng thời việc ban hành Luật Đầu tư công cần phải tác động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu đầu tư; tăng cường, siết chặt kỷ luật về đầu tư công, khắc phục triệt để những tồn tại yếu kém trong quản lý Nhà nước về đầu tư công hiện nay.

Tuy nhiên, Luật Đầu tư công liên quan đến một loạt luật khác như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, và nhiều văn bản dưới luật khác... Do vậy, UBTVQH đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, đối chiếu với các luật hiện hành cũng như các luật dự kiến sửa đổi để đảm bảo tính chặt chẽ, toàn diện của hệ thống pháp luật.

Góp ý nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng cần làm rõ Luật Đầu tư công có điểm nào khác với Luật Ngân sách, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và đặc biệt là Luật Quản lý sử dụng vốn của Nhà nước. Phạm vi điều chỉnh của Luật cần xác định rõ hơn những gì còn chồng chéo.

Về vấn đề đấu thầu, trúng thầu, giá thanh toán, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cần quy định cụ thể vấn đề này để tránh câu chuyện điều chỉnh giá triền miên, chỉ điều chỉnh giá thanh toán trong trường hợp bất khả kháng. Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu Luật không giải quyết được vấn đề này sẽ không đảm bảo chất lượng, không có cách gì để phòng chống tham nhũng, lãng phí. Luật phải buộc chặt, quyết định đầu tư không trúng, ai là người chịu trách nhiệm và có quy định về ghi vốn trái phiếu bởi đây cũng là một nguồn đầu tư công.

Các đại biểu cũng đề nghị, Dự án luật cần phải làm rõ về từ ngữ cho rõ nghĩa, dễ hiểu như đâu là dự án Nhóm A, Nhóm B… mà Quốc hội phê chuẩn. Đặc biệt, phê duyệt dự án đầu tư công phải dựa trên cơ sở kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và địa phương trong tầm nhìn trung hạn và dài hạn để làm căn cứ quyết định đầu tư.

Làm rõ hơn các vấn đề UBTVQH nêu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết về cơ bản, Luật Đầu tư công không có vướng mắc gì lớn so với các Luật hiện hành. Về vấn đề đầu thầu, Bộ đang nghiên cứu hướng đấu thầu trọn gói để hạn chế rủi ro, trong trường hợp cụ thể, nếu có sự tác động quá lớn, các dự án mới được chuyển sang hình thức khác là không trọn gói.

Bộ trưởng khẳng định, khi Luật Đầu tư công được ban hành sẽ hạn chế tối đa việc bố trí vốn tràn lan, dàn trải nhiều năm. Đồng thời trong mục này cũng quy định một điều về các chế tài xử lý vi phạm đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý đầu tư công.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, UBTVQH tán thành với sự cần thiết của việc ban hành Luật Đầu tư công. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, Dự án luật cần khắc phục những hạn chế, tồn tại của các luật khác liên quan tới đầu tư công, xem xét lại phạm vi điều chỉnh và phải bảo đảm tính khả thi.

(Theo Chinhphu)

Các tin khác
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tới đây có rất nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Lãnh đạo MTTQ thành phố tham gia Chương trình

Sau hơn 12 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), diện mạo đô thị thành phố Yên Bái ngày càng đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được nâng cao. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố trong công tác tuyên truyền, vận động để người dân tích cực tham gia cùng chính quyền xây nên nhiều miền quê đáng sống.

Cán bộ cùng với người dân thôn Trung Tâm, xã Đại Phác thực hiện phong trào “2 chung, 5 cùng, 1 đích đến” gắn với phong trào

Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện Văn Yên đã phát động phong trào "2 chung, 5 cùng, 1 đích đến", nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân.

Lãnh đạo huyện Trấn Yên tham gia chương trình

Huyện Trấn Yên vừa tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước nhân dịp kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2/9/1969 - 2/9/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục