Đề nghị bổ sung Luật Trưng cầu dân ý vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2014

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/4/2014 | 2:04:01 PM

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 24-4, Ủy ban đã nghe và cho ý kiền về điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật năm 2014, dự kiến chương trình xây dựng pháp luật năm 2015.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, qua thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về vấn đề này, Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc điều chỉnh Chương trình ở một khía cạnh nào đó là cần thiết để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, việc điều chỉnh như hiện nay là quá nhiều.

Về một số dự án luật được đề nghị điều chỉnh trong chương trình, Ủy ban Pháp luật đặc biệt lưu ý đến hai dự án luật: dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Trong đó, dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)  dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8, dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8. Đến nay, Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình hai dự án này một kỳ họp Quốc hội. “Như vậy là chậm so với tiến độ chung, so với yêu cầu trình Quốc hội xem xét cùng với các dự án luật về tổ chức. Bên cạnh đó, hai dự án Luật này còn liên quan đến nội dung của một số luật khác như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhận xét.

Để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, cơ quan thẩm tra đề nghị giữ tiến độ việc trình Quốc hội dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương; song chấp nhận lùi thời gian trình dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) một kỳ họp Quốc hội để bảo đảm chất lượng chuẩn bị để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8.

Đồng tình với quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển phân tích thêm: “Việc sửa Luật Ngân sách nhà nước đã bị lùi nhiều lần vì chưa sửa được Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nay nếu tiếp tục lùi thì việc xây dựng kế hoạch ngân sách sẽ gặp rất nhiều vướng mắc”.

Liên quan đến đề nghị bổ sung một số dự án luật vào Chương trình năm 2014 để cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, Ủy ban Pháp luật tán thành bổ sung dự án Luật An toàn thông tin, Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi), Luật Trưng cầu ý dân vào Chương trình năm 2014; Luật Thú y vào Chương trình kỳ họp cuối năm 2015; dự án Luật Dân số đề nghị đưa vào Chương trình các năm tiếp theo.

Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, vẫn ông Phan Trung Lý cho biết, tính đến hết ngày 30-3-2014, Ủy ban Pháp luật đã nhận được đề nghị về Chương trình năm 2015 gồm 94 dự án luật (theo phương án 1 của Chính phủ) và 90 dự án luật (theo phương án 2 của Chính phủ).

Ủy ban Pháp luật nhận thấy, số lượng dự án được đề nghị đưa vào Chương trình năm 2015 là quá lớn, trong đó có nhiều dự án mới chưa có trong Chương trình khóa XIII. Số lượng như vậy là vượt quá khả năng chuẩn bị cũng như quỹ thời gian của các cơ quan trình, cơ quan thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội và khả năng xem xét, thông qua của Quốc hội.

Trong khi đó, nhiều dự án theo Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp ở giai đoạn cần phải sớm ban hành nhưng lại không được đề xuất đưa vào Chương trình năm 2015 như dự án: Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật về Hội, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Biểu tình... mà không nêu rõ lý do.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa và nhiều ý kiến khác bày tỏ đồng tình cao với nhận định của cơ quan thẩm tra. Ông Nguyễn Kim Khoa bình luận: “Chuẩn bị chưa kịp thì cũng không ép được, như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng làm luật. Nhưng tôi đề nghị cơ quan trình phải chú trọng tính ưu tiên. Như trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh thì lẽ ra phải ưu tiên làm Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia và chú trọng luật hóa một số pháp lệnh hiện hành như pháp lệnh về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, pháp lệnh về cảnh vệ... để đảm bảo quyền con người, quyền công dân như đã được nêu rõ trong Hiến pháp”.

Các ý kiến tại phiên họp cũng nghiêng về quan điểm của cơ quan thẩm tra, theo đó không nên tổ chức thêm kỳ họp chuyên đề của Quốc hội để có thêm thời gian xây dựng pháp luật, thay vào đó nên kéo dài kỳ họp Quốc hội.

(Theo SGGP)

Các tin khác

Chiều nay – 19/4, thành phố Yên Bái và huyện Trạm Tấu đã tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình hợp tác, kết nghĩa năm 2023, triển khai chương trình năm 2024.

Bộ Chính trị đề nghị Trung ương khai trừ Đảng ông Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị khai trừ đảng nhiều cán bộ ở Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc và báo cáo, đề nghị Trung ương Đảng thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Viết Chữ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung.

Căn cứ vào các vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật khiển trách với ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), nhiều cán bộ khác của Bộ này cũng bị kỷ luật.

Các đại biểu dự Hội nghị

Đến hết quý 1, thành phố Yên Bái đã có 21 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm theo Kế hoạch hành động số 236 của Thành ủy; 17 chỉ tiêu đạt trên 50% kế hoạch,

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục