Đưa Hiến pháp 2013 vào cuộc sống

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/5/2014 | 10:03:09 AM

YBĐT - Hiến pháp sửa đổi đã khẳng định chính sách tôn trọng, bình đẳng giữa các dân tộc, tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

Đại tá Nguyễn Mạnh Đức -Nguyên Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái khóa XI, Nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Yên Bái: Để đất nước ổn định và phát triển

Có mấy điều mà bản thân tôi nói riêng hay toàn dân nói chung đều hết sức phấn khởi, tâm đắc. Đó là Hiến pháp sửa đổi vẫn khẳng định và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội đồng thời Đảng lãnh đạo quân đội nhân dân, công an nhân dân một cách trực tiếp, toàn diện; đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đây là những điều hết sức quan trọng để đất nước ổn định và phát triển, kiên định mục tiêu và con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.

Giàng A Lầu - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu: Yên tâm, phấn khởi với chính sách dân tộc

Hiến pháp sửa đổi đã khẳng định chính sách tôn trọng, bình đẳng giữa các dân tộc, tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước. Là một người con của đồng bào dân tộc Mông, tôi rất yên tâm, phấn khởi và mong Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc, các xã vùng cao đặc biệt khó khăn như Phình Hồ để đồng bào có điều kiện xóa đói nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống.

Phạm Tuấn Anh - Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn: Đẩy mạnh lồng ghép tuyên truyền

Để Hiến pháp năm 2013 đi vào cuộc sống, ngay từ đầu năm, chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền trực tiếp các nội dung cơ bản của Hiến pháp tới nhân dân ở 15/15 thôn. Trong đó, lưu ý lồng ghép và đặc biệt nhấn mạnh đến những vấn đề có liên quan trực tiếp đến người dân như: quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới, phòng chống bạo lực gia đình... Đảng ủy, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền cũng như lồng ghép tuyên truyền để Hiến pháp đi vào cuộc sống.

Ngọc Tú

Các tin khác
Ngày 11/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự phiên họp toàn thể của Hội nghị Cấp cao ASEAN-24 (Trong ảnh: Các trưởng đoàn chụp ảnh chung).

Hội nghị Cấp cao ASEAN-24 bế mạc ngày 11/5 tại Myanmar, thông qua Tuyên bố Nay Pyi Taw, kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và không sử dụng vũ lực, không tiến hành các hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông.

YBĐT - Ký kết hợp đồng tín dụng Dự án Thủy điện Ngòi Hút 2/ Hội nghị lấy ý kiến Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội/ Thẩm định Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Trạm Tấu thời kỳ 2011 - 2020/ Thế giới lên án hành động của Trung Quốc tại biển Đông... và một số thông tin đáng chú ý khác.

Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 24. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ tập trung trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó tình hình trên Biển Đông hiện nay là một trong những vấn nóng sẽ được tập trung thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (thứ 6 từ trái sang) cùng các lãnh đạo ASEAN và phu nhân chụp ảnh trước tiệc chiêu đãi chào mừng Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 do Tổng thống Myanmar Thein Sein và phu nhân chủ trì tối 10-5 - Ảnh: Reuters

Trước tình hình diễn biến nghiêm trọng ở biển Đông, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN hôm qua đã thống nhất đưa ra tuyên bố bốn điểm về tình hình tại biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục