Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi): Giữ nguyên mô hình tổ chức VKSND cấp huyện

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/6/2014 | 3:37:38 PM

YBĐT - Ngày 5/6, tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ bảy, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi).

Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm (đoàn Yên Bái) bày tỏ nhất trí với mô hình VKSND theo 4 cấp, giữ nguyên mô hình tổ chức VKSND cấp huyện như hiện nay.
Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm (đoàn Yên Bái) bày tỏ nhất trí với mô hình VKSND theo 4 cấp, giữ nguyên mô hình tổ chức VKSND cấp huyện như hiện nay.

Đa số ý kiến đại biểu nhất trí với tên gọi, phạm vi điều chỉnh, cơ cấu, nội dung của dự thảo luật. Các đại biểu đề nghị dự thảo hoàn thiện thêm việc sắp xếp các chương, mục, điều cho hợp lý, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước; bảo đảm sự kiểm soát, chế ước lẫn nhau giữa các cơ quan tư pháp; quy định đầy đủ, rõ ràng về mối quan hệ giữa VKSND với Hội đồng nhân dân; có sự thống nhất, tương thích với dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) (sửa đổi)….

Về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND, nhiều ý kiến cho rằng nội dung các quy định là chưa rõ, chưa phân biệt được hai chức năng của VKSND là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, còn lẫn lộn giữa quyền hạn và trách nhiệm. Vì vậy, Ban soạn thảo cần chú ý, nếu quy định theo kiểu liệt kê thì phải bảo đảm đầy đủ, bao quát hết các trường hợp; phải rà soát, sửa đổi để phân biệt cụ thể, rõ ràng hai chức năng của VKSND, đồng thời căn cứ vào quy định của Hiến pháp để cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của VKSND, không quy định thêm các chức năng, thẩm quyền khác.

Liên quan đến mô hình tổ chức VKSND cấp cao, một số ý kiến cho rằng, cơ sở lập luận về sự cần thiết phải tổ chức VKSND cấp cao chưa thuyết phục. Cơ quan soạn thảo cần giải trình rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của VKSND cấp cao; mối quan hệ giữa VKSND cấp cao với VKSND cấp tỉnh, VKSND khu vực, đồng thời đưa ra hai phương án thành lập hoặc không thành lập VKSND cấp cao, trong đó nêu rõ sự cần thiết, vị trí, vai trò của VKSND cấp cao để đại biểu Quốc hội xem xét, thảo luận. Đặc biệt, về mô hình tổ chức VKSND cấp huyện hay VKSND khu vực, nhiều ý kiến nhất trí với phương án giữ nguyên mô hình tổ chức VKSND cấp huyện như hiện nay vì mô hình tổ chức của VKSND không nhất thiết phải hoàn toàn phù hợp với mô hình tổ chức của TAND do phần lớn hoạt động của VKSND gắn liền với hoạt động của cơ quan điều tra. Mặt khác, mô hình tổ chức VKSND cấp huyện như hiện nay vẫn đang phát huy tốt hiệu quả hoạt động. Các đại biểu nhận định, việc thành lập VKSND khu vực không những gây tốn kém mà còn gặp nhiều khó khăn, không bảo đảm tính đồng bộ với cơ quan điều tra và cơ quan thi hành án (vẫn tổ chức theo cấp huyện); cơ chế giám sát của Hội đồng nhân dân đối với hoạt động của VKSND khu vực cũng chưa rõ ràng.

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm (đoàn Yên Bái) bày tỏ nhất trí với mô hình VKSND theo 4 cấp, giữ nguyên mô hình tổ chức VKSND cấp huyện như hiện nay và không nhất thiết phải theo mô hình của TAND nếu TAND thành lập tòa khu vực, bởi vì chức năng nhiệm vụ của VKSND không giống như của TAND. TAND làm việc theo giờ hành chính, nhưng VKSND thì không kể ngày hay đêm mà họ phải trực 24/24 để phối hợp với cơ quan điều tra, trong công tác phê chuẩn, tạm giam, tạm giữ, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi… Hoạt động của VKSND liên quan trực tiếp với các cơ quan điều tra, thi hành án dân sự, hình sự…, trong khi đó hệ thống các cơ quan này không thay đổi, vẫn gắn với đơn vị hành chính cấp huyện.

Đại biểu Nhiệm cho rằng: Việc thành lập VKSND khu vực chỉ phù hợp đối với tỉnh đồng bằng có mật độ dân số trung bình, tình hình an ninh chính trị ổn định, còn đối với các tỉnh, TP lớn mật độ dân số đông, có số lượng án cao, phức tạp, đối tượng phạm tội tập trung đông, phạm tội có tổ chức, thì lại rất phức tạp. Với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, các tỉnh vùng sông nước, khoảng cách giữa các huyện tương đối xa, điều kiện đi lại không thuận tiện thì vô cùng khó khăn, bởi việc phê chuẩn, phối hợp với các cơ quan điều tra trong công tác xét xử, khám nghiệm, truy tố tại một số huyện, xã có thôn, bản khoảng cách xa trung tâm huyện trên 100 km, đường xá đi lại khó khăn, đi cả ngày mới tới nơi... Điều đó làm cản trở trong công tác của các cơ quan điều tra. Như vậy việc thành lập VKSND khu vực giới hạn địa lý sẽ mở rộng hơn, quãng đường để người dân từ nhà mình đến Tòa án và Viện kiểm sát sẽ xa hơn, đi lại vất vả và chi phí tốn kém hơn. Khi đó, mục tiêu xây dựng một nền tư pháp gần dân sẽ bị cản trở...

Cũng có ý kiến cho rằng, nếu không phụ thuộc đơn vị hành chính thì Tòa án và VKS sẽ hoạt động độc lập hơn, nhưng thực tế cho thấy chưa có vụ án nào khi xét xử có sự can thiệp của cấp ủy, chính quyền địa phương, chỉ có sự chỉ đạo với tinh thần thượng tôn pháp luật mà thôi. Do đó tôi đề nghị giữ nguyên mô hình VKS theo đơn vị hành chính như hiện nay – Đại biểu Nhiệm nói.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều luồng ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này, ngoài các nội dung này, các đại biểu cũng cho ý kiến về tổ chức và nhiệm vụ của cơ quan điều tra VKSND, kiểm sát viên, bảo đảm hoạt động của VKSND…

Cùng ngày, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình, báo cáo thẩm tra về việc gia nhập Công ước về quyền lợi quốc tế đối với trang thiết bị lưu động và Nghị định thư về các vấn đề cụ thể đối với trang thiết bị tàu bay (Công ước và Nghị định thư Cape Town) và thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

Đức Toàn

Các tin khác
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Cường kiểm tra việc quy hoạch và bảo tồn  làng bản văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch tại xã Nghĩa Lợi.

YBĐT - Tiếp tục chương trình công tác, chiều ngày 4/6, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Phạm Duy Cường – Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện Đề án xây dựng Thị xã văn hoá du lịch Nghĩa Lộ.

YBĐT - Trên 7.500 thí sinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT; Phó chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Nguyên kiểm tra hoạt động của Trại giống cây trồng Đông Cuông; nhiều đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2014; bước sang tuần làm việc thứ ba, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII; 22 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn mỏ than ở miền Tây Nam Trung Quốc.

YBĐT - Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII, ngày 4/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường về vấn đề lập pháp.

Cộng đồng người Việt Nam ở Hy Lạp phản đối Trung Quốc.

Tin từ Bộ Ngoại giao ngày 4-6 cho biết, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc vừa gặp ông Jeffrey Feltman, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề chính trị để tiếp tục thông báo với Liên hợp quốc về những diễn biến tới nay liên quan đến việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục