Tạo mọi điều kiện để giải quyết chế độ cho người có công

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/7/2014 | 7:59:03 AM

Trong Chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng”, ngày 27/7, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền đã trả lời nhiều câu hỏi của người dân về các chính sách đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước đối với thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công.

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền.
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền.

Câu hỏi đầu tiên chúng tôi xin gửi đến Bộ trưởng từ bức thư của một khán giả nhỏ tuổi, hiện đang học lớp 3 ở Nha Trang, cháu bé viết thư thay cho ông đã trên 60 tuổi. Thư viết: "Ông cháu đi bộ đội, có đầy đủ giấy tờ của các ngành, các cấp, vậy mà đến bây giờ vẫn chưa được hưởng chế độ nào cả”. Vậy theo bác Bộ trưởng, khi nào ông cháu được hưởng chế độ người có công? Cũng xin được nói thêm cho Bộ trưởng biết là trong hồ sơ gửi kèm về Chương trình có giấy chứng nhận có thời gian công tác từ năm 1972 đến 1975; Kỷ niệm chương Mặt trận B5-DD9, Huân chương Chiến sỹ giải phóng hạng Ba?

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Việc cháu hỏi về chính sách đối với ông cháu là điều rất đáng khích lệ. Như cháu trình bày thì đã có đủ căn cứ khẳng định ông cháu tham gia hoạt động kháng chiến tại chiến trường. Căn cứ vào đó, ông cháu đủ điều kiện sẽ được trợ cấp một lần, hoặc hưởng trợ cấp hằng tháng theo quyết định hiện hành của Chính phủ mà hiện nay các đối tượng đang hưởng.

Trường hợp cụ thể của ông cháu cần kiểm tra lại hồ sơ và gửi đến các cơ quan có trách nhiệm là Bộ Chỉ huy quân sự địa phương kiểm tra lại lần nữa để xem xét đủ điều kiện và xác nhận.

Thưa Bộ trưởng, theo ghi nhận trên báo chí và người dân thì bà Trần Thị M, 83 tuổi nguyên quán huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, hiện ở quận Bình Thạnh, TPHCM có chồng và 1 con trai là liệt sỹ nhưng chưa được phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng chỉ vì bà đã tái giá. Người dân gửi thư về chương trình có viết: “Trong chiến tranh, các mẹ có tính toán thiệt hơn gì đâu, mà trong thời bình những người làm chính sách lại tính toán chi li với các mẹ có tái giá hay không”. Xin hỏi Bộ trưởng, liệu những mẹ như bà Trần Thị M có được phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng hay không?

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Mẹ Việt Nam anh hùng và Nghị định 56 của Chính phủ thì có quy định rõ trường hợp 1 con là liệt sỹ và có chồng là liệt sỹ thì được phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng. Đối với trường hợp của bà M có 1 con là liệt sỹ và chồng là liệt sỹ nhưng đã tái giá thì đến nay chưa được hướng dẫn tại Nghị định 56. Chính vì vậy, sau buổi trả lời hôm nay Bộ LĐTBXH sẽ phối hợp với Bộ Quốc phòng xem xét, hướng dẫn cụ thể để phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng đối với những trường hợp như của bà.

Chương trình cũng nhận được nhiều câu hỏi về hướng giải quyết đối với các trường hợp thương bệnh binh, liệt sỹ, người có công bị mất hồ sơ gốc. Vậy tình hình xử lý những trường hợp này đã có tiến triển như thế nào sau khi Bộ LĐTBXH có Thông tư hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng?

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Tuyệt đại bộ phận những người có công đã được nhận chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên còn một số trường hợp do không còn đủ hồ sơ gốc, đặc biệt do rất nhiều yếu tố của lịch sử để lại, nhất là chiến ttranh kéo dài. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, Bộ LĐTBXH đã phối hợp với Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 28, ngày 22/10/2013, để giải quyết các trường hợp không còn đủ và mất hồ sơ gốc. Theo báo cáo của 26/63 tỉnh, thành trong cả nước đến nay đã xem xét duyệt 112 hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sỹ, thương binh là 396 hồ sơ.

Chúng tôi cũng nhận được không ít thư tố cáo về các trường hợp làm giả hồ sơ để hưởng chế độ người có công, phổ biến nhất là hưởng chế độ cho người nhiễm chất độc da cam. Có trường hợp người dân kiến nghị có các cựu quân nhân chỉ đóng quân ở Hà Tây hay ở Bắc Lào chưa bao giờ tới Vĩ tuyến 17 nhưng vẫn được hưởng chế độ cho người bị nhiễm chất độc da cam. Và những người dân này đặt câu có hỏi: “Phải chăng cứ là thương binh chiến đấu ở bất kỳ vùng nào như Hà Nội hay Bắc Lào thì cũng có thể bị nhiễm chất độc da cam? Và có hay không các tiêu cực về khai man hồ sơ cộng với sự tiếp tay của địa phương để trục lợi chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước”?

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Giai đoạn 2008-2013, Bộ LĐTBXH đã rà soát, xem xét và cắt một số trường hợp, và có những trường hợp vi phạm đến mức đã chuyển sang các cơ quan pháp luật.

Bộ trưởng có thể cho biết bao nhiều trường hợp đã được chuyển cho cơ quan điều tra để tiến hành làm rõ những trường hợp khai man như vậy?

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Các đơn vị của Quân khu 1 khoảng gần 2.000 trường hợp. Hay vừa rồi chúng tôi thanh tra các đơn vị của Quân khu 2 cũng gần 1.000 trường hợp sai phạm đã bị xem xét để xử lý. Hay việc xác nhận thanh niên xung phong sai ở Ninh Bình những năm gần đây là những việc cho thấy cùng với việc triển khai thì cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần phải tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý theo quy định.

Thưa Bộ trưởng, qua các vụ việc tố cáo tiêu cực ở nhiều địa phương kể trên có thể thấy vẫn còn nhiều trường hợp khai man hồ sơ để có thể nhận chế độ. Từ đó đã gây thất thoát tiền của Nhà nước và gây bức xúc trong xã hội. Vậy hướng giải quyết sắp tới của Bộ trưởng như thế nào đối với tình trạng này?

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Hiện nay chúng tôi cùng với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm cuộc tổng rà soát về đối tượng người có công. Tôi hy vọng thông qua đợt tổng rà soát này chúng ta sẽ phát hiện các trường hợp gian lận và trên cơ sở đó xử lý các trường hợp không đúng chế độ của Nhà nước.

Chúng tôi đề nghị nhân dân cứ phát hiện những trường hợp nào mà thấy rằng không tham gia ở vùng đó hoặc không tham gia kháng chiến mà cũng được hưởng chính sách thì thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước để xem xét, xử lý.

Nhưng người dân cũng viết thư chia sẻ những trường hợp vi phạm có sự tham gia, tiếp tay của một số cán bộ địa phương và nhiều khiếu nại của người dân đã không được trả lời. Vậy người dân nên gửi thư đến đâu trong những trường hợp như vậy?

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Ngoài các cơ quan quản lý như tôi nói thì thanh tra cấp huyện, cấp tỉnh cũng là những cơ quan rất quan trọng; hay là các đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh cũng là những nơi tiếp nhận đơn thư phản ánh của công dân, và sẽ chuyển đến cơ quan chức năng để giải quyết. Còn nếu có đơn tố cáo thì sẽ chuyển cho bộ phận thanh tra của Bộ LĐTBXH để giải quyết theo quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân.

(Theo Chinhphu)

Các tin khác
Đồng chí Phan Văn Anh – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh thăm và tặng quà động viên các nạn nhân bị thương đang điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh.

Sáng 23/4, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh đã đến thăm hỏi, động viên các nạn nhân bị thương, viếng và chia buồn với gia đình các nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đang điều trị tại Khoa Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu chỉ đạo tại lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý tại Viện Quản trị và Công nghệ (FSB) thuộc Tập đoàn FPT (lớp 1) do Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Viện tổ chức.

Sáng 22/4, đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã dự khai mạc lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý tại Viện Quản trị và Công nghệ (FSB) thuộc Tập đoàn FPT (lớp 1) do Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Viện tổ chức.

Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề thực hiện một số chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển du lịch và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 theo các nghị quyết của HĐND tỉnh Yên Bái, ngày 23/4, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thanh Bình cùng các ban của HĐND tỉnh đã có buổi giám sát tại thị xã Nghĩa Lộ.

Sáng nay - 23/4, đồng chí Đỗ Đức Duy – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đến thăm viếng, động viên các gia đình nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra chiều 22/4 tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục