Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân(sửa đổi):

Bổ sung quy định, thẩm quyền điều tra các tội phạm khác về chức vụ cho cơ quan điều tra của VKSND

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/10/2014 | 8:13:19 PM

YBĐT – Chiều 27/10, trong phiên thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi). Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm (đoàn Yên Bái) đã tham gia ý kiến thảo luận xung quanh về vấn đề này.

Về thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra VKSND (Điều 20), đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm bày tỏ nhất trí với dự thảo Luật về việc giao cho cơ quan điều tra của VKSND thẩm quyền điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, đại biểu Nhiệm cho rằng quy định như vậy là chưa đủ, bởi các lý do:

Thứ nhất: Nếu chỉ giao cho cơ quan điều tra của VKSND thẩm quyền điều tra 2 nhóm tội phạm như trong dự thảo luật, chưa khắc phục triệt để những khó khăn khi điều tra làm rõ hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp, do có những hành vi tội phạm khác về chức vụ có liên quan, đó cũng là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hành vi tội phạm hoạt động tư pháp. Tội phạm về tham nhũng trong hoạt động tư pháp mà cơ quan điều tra của VKSND không có thẩm quyền điều tra (như: Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Cố ý làm lộ bí mật công tác; Vô ý làm lộ bí mật công tác; Đưa hối lộ; Môi giới hối lộ; Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi,…).

Vì vậy để tăng cường hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, ngoài 2 nhóm tội phạm Dự thảo Luật đã quy định, tôi đề nghị bổ sung quy định giao cho cơ quan điều tra của VKSND thẩm quyền điều tra các tội phạm khác về chức vụ (được quy định từ Điều 285 đến Điều 291 của Bộ luật hình sự).

Thứ hai: Ngoài các tội phạm xảy ra trong hoạt động tư pháp, cần nghiên cứu giao cho cơ quan điều tra của VKSND thẩm quyền điều tra các vụ án tham nhũng do cơ quan điều tra khác tiến hành điều tra, nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu làm oan sai người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, nhằm tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng trong tình hình hiện nay.

Thứ ba: Không nên trích dẫn đến Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự, bởi vì Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự được thông qua sau Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã có hiệu lực thi hành, nhưng không thể thực hiện được do Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự chưa được thông qua. Vì vậy, tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 20 thành 2 Khoản như sau: “Điều 20: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của VKSNDTC, Cơ quan điều tra của VKS quân sự Trung ương (mới) 1. Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của Luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc cơ quan điều tra, Tòa án, VKS, Cơ quan Thi hành án hoặc người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. 2. Điều tra vụ án tham nhũng thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra khác nếu phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm trong quá trình điều tra.

Về thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự của VKSND (Khoản 3 Điều 27) Đối với những vụ việc vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến tài sản và lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của người chưa thành niên, người già yếu, người có nhược điểm về thể chất, người tâm thần,… rất cần có cơ quan đại diện theo pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước cũng như của những cá nhân nói trên.

Do đó tôi đề nghị giao cho VKSND có thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng và quyền lợi của những người yếu . Bởi vì không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có lợi thế hơn VKS khi tham gia vào các hoạt động tố tụng bởi VKS có vị thế của một cơ quan tư pháp, có trách nhiệm thực thi pháp luật, và bảo vệ pháp luật, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này gắn liền với các hoạt động tổ tụng. VKS khởi tố vụ án dân sự còn giảm bớt gánh nặng chi phí cho đương sự do không phải nộp án phí, lệ phí tố tụng, chi phí thuê luật sư và một số chi phí khác, đồng thời phù hợp với xu hướng mở rộng thẩm quyền của cơ quan công tố được thể hiện tại phương án 2, khoản 3 điều 27 của dự thảo Luật.

Về hệ thống VKSND (Điều 40): Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm thể hiện sự tán thành cao với BST về hệ thống VKSND theo 4 cấp đó là: VKSNDTC, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh, TP trực thuộc trung ương và VKSND cấp huyện, TX, TP thuộc tỉnh và tương đương. Về cơ chế thi tuyển chọn nguồn Kiểm sát viên: Đối với KSV VKSNDTC, việc tổ chức Hội đồng tuyển chọn, thành phần gồm đại diện lãnh đạo của nhiều cơ quan quy định tại Điều 86 của dự thảo Luật theo tôi là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 87 quy định: “Hội đồng thi chọn nguồn KSV gồm có Viện trưởng VKSNDTC làm chủ tịch, một Phó Viện trưởng VKSNDTC, Viện trưởng VKSQSTW, đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ nội vụ, UBTUMTTQVN, BCH trung ương Hội Luật gia VN là ủy viên.

Về danh sách Hội đồng thi tuyển do Viện trưởng VKSNDTC quyết định: Với thành phần Hội đồng thi tuyển chọn nguồn KSV như trong dự thảo Luật, nếu thực hiện tuyển chọn nguồn KSV 4 cấp (KSV tối cao, cấp cao, trung cấp và sơ cấp) là khó khả thi, bởi vì việc thi tuyển chọn nguồn KSV sơ cấp trên 63 tỉnh, thành thì lực lượng này là rất lớn, phải tổ chức nhiều Hội đồng thi tuyển. Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm đề nghị: Luật quy định rõ thành phần Hội đồng thi tuyển chọn KSV tại khoản 1, Điều 87 áp dụng đối với thi tuyển chọn nguồn KSV cấp nào?, giao cho Ủy ban kiểm sát tuyển chọn và đề nghị Viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm KSV cấp nào. Đồng thời tăng cường giám sát trong việc tuyển chọn nhằm xây dựng đội ngũ KSV “có tâm, có tầm” đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ trong hoạt động tư pháp.

(Đức Toàn ghi)

Các tin khác
Đồng chí Phan Văn Anh – Phó Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh thăm và tặng quà động viên các nạn nhân bị thương đang điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh.

Sáng 23/4, Phó Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh đã đến thăm hỏi, động viên các nạn nhân bị thương, viếng và chia buồn với gia đình các nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đang điều trị tại Khoa Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu chỉ đạo tại lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý tại Viện Quản trị và Công nghệ (FSB) thuộc Tập đoàn FPT (lớp 1) do Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Viện tổ chức.

Sáng 22/4, đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã dự khai mạc lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý tại Viện Quản trị và Công nghệ (FSB) thuộc Tập đoàn FPT (lớp 1) do Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Viện tổ chức.

Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề thực hiện một số chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển du lịch và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 theo các nghị quyết của HĐND tỉnh Yên Bái, ngày 23/4, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thanh Bình cùng các ban của HĐND tỉnh đã có buổi giám sát tại thị xã Nghĩa Lộ.

Sáng nay - 23/4, đồng chí Đỗ Đức Duy – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đến thăm viếng, động viên các gia đình nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra chiều 22/4 tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục