Quốc hội thảo luận về Dự án Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi) và Dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/11/2014 | 4:30:40 PM

YBĐT - Ngày 5/11, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe Tờ trình, báo cáo thẩm tra dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND); nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chính lý dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo này.

Các đại biểu Quốc hội (đoàn Yên Bái) tham gia thảo luận tại tổ.
Các đại biểu Quốc hội (đoàn Yên Bái) tham gia thảo luận tại tổ.

Cùng ngày, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (sửa đổi) và Dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Dự thảo Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi) gồm 8 chương,  42 điều, tăng thêm 4 chương, 24 điều. So với Luật hiện hành, Dự thảo luật đã được sửa đổi, bổ sung hầu hết các điều, các nội dung được sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản, toàn diện và cụ thể nhằm bảo đảm để các quy định phù hợp với thực tiễn và những yêu cầu tại các văn kiện của Đảng và quy định tại Hiến pháp; khắc phục những bất cập, khó khăn trong hoạt động của Mặt trận do những hạn chế của Luật hiện hành. Tham gia góp ý về dự thảo Luật này, các đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi) đã có nhiều điểm mới, cơ bản đáp ứng yêu cầu về chức năng giám sát và phản biện của cơ quan MTTQ Việt Nam được nêu rõ trong dự thảo, đề nghị sửa đổi một số quy định để hoàn thiện hơn dự thảo Luật trong thời gian tới....

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội được ban hành năm 1997, Luật Bầu cử đại biểu HĐND được ban hành năm 2003, hai đạo luật này đã được sửa đổi, bổ sung một số lần, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII và XIII. Tuy nhiên, trước yêu cầu tiếp tục đổi mới công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp trong những nhiệm kỳ tới thì cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi Luật Bầu cử.

Thảo luận về dự thảo Luật này, hầu hết các đại biểu bày tỏ cơ bản nhất trí cao với những nội dung đã trình bày trong dự thảo. Tuy nhiên, các đại biểu tập trung thảo luận một số vấn đề liên quan đến việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, quá trình hiệp thương, dự kiến về thành phần, cơ cấu, số lượng, tỷ lệ là nữ và đồng bào dân tộc thiểu số; việc lựa chọn tiêu chuẩn người đưa ra ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp phải là người có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoạt động và xứng đáng là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri…

Đại biểu Giàng A Chu (đoàn Yên Bái) tham gia thảo luận tại tổ.

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Giàng A Chu (đoàn Yên Bái) cơ bản nhất trí với việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia và cho rằng, về tiêu chuẩn người ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp vẫn còn nêu một cách khái quát và cần được thể hiện một cách đầy đủ, cụ thể hơn trong dự thảo Luật. Việc lựa chọn người đại biểu cần phải đảm bảo về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, thành phần sao cho phù hợp với từng địa phương, vùng miền, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác tuyên truyền, vận động bầu cử cần được thông qua kênh MTTQ tổ chức để tiếp xúc với cử tri, tránh tình trạng lợi dụng để vận động bầu cử trái luật. Việc kê khai tài sản của các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp cần được kê khai đúng, đẩy đủ, minh bạch và đảm bảo công bằng…

Đại biểu Nguyễn Công Bình (đoàn Yên Bái) cho rằng: về Điều 3 ghi trong dự thảo Luật về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, đề nghị nên chuyển toàn bộ tiêu chuẩn của đại biểu ở Luật chính quyền địa phương sang Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND như vậy sẽ hợp lý hơn.

Đức Toàn

Các tin khác

YBĐT - Thực hiện chương trình công tác, ngày 5/11, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà – Phó Bí thư Tỉnh uỷ đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện uỷ Văn Chấn. Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng của Tỉnh uỷ. 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà Slovakia Miroslav Lajcak.

Ngày 4/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp ngài Miroslav Lajcak, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia, nhân dịp Phó Thủ tướng có chuyến thăm tại Việt Nam.

YBĐT - Ngày 4/11, Quốc hội dành trọn cả ngày thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Thuế và chủ trương đầu tư xây dựng Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (ảnh).

Chiều 3/11/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo Ủy ban Pháp luật, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội; Tòa án Nhân dân Tối cao; lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục