Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/11/2014 | 3:17:44 PM

YBĐT - Ngày 6/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật này.

Báo cáo thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa nêu rõ: Dự thảo Luật quy định một số chức vụ có trần quân hàm cấp tướng còn chưa đáp ứng được yêu cầu như: cùng nhóm chức vụ cơ bản nhưng có trần quân hàm khác nhau, có chức vụ đại tá, có chức vụ thiếu tướng, cùng chức danh cục trưởng nhưng có cục trung tướng, có cục thiếu tướng. Theo đó, gây nên những bất cập giữa cấp cục và tổng cục, có cục trưởng trần quân hàm bằng tổng cục trưởng, tư lệnh, chính ủy quân khu, quân chủng và cao hơn tổng cục phó; trần quân hàm của cục trưởng và chính ủy cục chưa thống nhất, chưa bảo đảm nguyên tắc người chỉ huy và chính ủy có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất của đơn vị.

Qua thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đánh giá dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam lần này đã tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất hợp lý của luật hiện hành, tuân thủ Hiến pháp năm 2013 và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, hướng tới mục tiêu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

Thảo luận về quy định số lượng cấp phó có cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng trong dự thảo Luật, một số ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể số lượng cấp phó có trần quân hàm cấp Tướng tại dự thảo Luật; ý kiến khác đề nghị cân nhắc không quy định cụ thể mà để văn bản pháp luật khác quy định. Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, việc quy định số lượng cấp phó có trần quân hàm cấp Tướng không mâu thuẫn với thẩm quyền quy định biên chế của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật. Cùng với việc quy định các chức vụ có trần quân hàm cấp Tướng thì cần quy định số lượng có trần quân hàm cấp Tướng là cấp phó để bảo đảm ổn định số lượng cấp Tướng trong quân đội là cần thiết.

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu quy định chính sách về nhà ở đối với sĩ quan để đảm bảo tính khả thi. Theo đó, việc thực hiện quy định sĩ quan “được bảo đảm nhà ở” theo Luật hiện hành là khó khả thi, mặc dù những năm qua, Đảng, Nhà nước, Quân đội và chính quyền các địa phương đã quan tâm, tạo điều kiện bố trí nhà ở, đất ở cho một số sĩ quan giúp ổn định cuộc sống, yên tâm công tác. Tuy nhiên, chính sách này chủ yếu chỉ áp dụng được đối với số lượng rất nhỏ sĩ quan tập trung ở thành phố lớn, trong khi đa số sĩ quan, nhất là ở đơn vị cơ sở không được hưởng chính sách này đã gây tâm tư trong cán bộ. Mặt khác, Luật Nhà ở và các văn bản pháp luật liên quan đã có quy định mới và mở rộng đối tượng được hưởng chính sách xã hội về nhà ở. Để chính sách về nhà ở đối với sĩ quan được khả thi, bảo đảm sự công bằng xã hội, dự thảo luật quy định: “Sĩ quan được hưởng phụ cấp nhà ở, được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật”.

Về quy định trần quân hàm Trung tướng đối với hệ thống các nhà trường của quân đội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ việc quy định trần quân hàm của Giám đốc, Hiệu trưởng, Chính ủy học viện trường sĩ quan cần căn cứ vào vị trí, vai trò, quy mô, trình độ, đối tượng đào tạo và tương quan với Học viện Quốc phòng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ trần quân hàm Trung tướng đối với Giám đốc, Chính ủy: Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu cần, Học viện Quân y; Hiệu trưởng, Chính ủy các trường: Sĩ quan Lục quân I, Sĩ quan Lục quân II, Sĩ quan Chính trị, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho quân đội nhân dân Việt Nam.

Cùng ngày, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi).

Đức Toàn

Các tin khác

YBĐT - Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và là nhà ngoại giao kiệt xuất của nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại là một hệ thống các quan điểm về các vấn đề quốc tế và đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam. Những nội dung lớn trong tư tưởng của Người về đối ngoại hết sức phong phú và sâu sắc, Người luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết.

Chiều 5/11/2014, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có buổi gặp mặt thân mật các đại biểu là điển hình tiên tiến, thương binh, gia đình liệt sỹ tiêu biểu vùng Tây Bắc đang ở thăm Thủ đô Hà Nội và dự Chương trình giao lưu nghệ thuật “Nghĩa tình Tây Bắc” nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo Tây Bắc.

YBĐT - Luật Công chứng (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. Với nhiều điểm mới, quan trọng, Luật sẽ tạo thuận lợi, bảo đảm tốt hơn cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công chứng trong điều kiện các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp.

Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn.

Lễ viếng đồng chí Nguyễn Công Tạn được tổ chức từ 7h -11h, ngày 8/11. Lễ an táng vào hồi 16h cùng ngày tại Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng, Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục