Quốc hội thảo luận về hai dự án Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/11/2014 | 4:29:46 PM

YBĐT - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 7/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Đại biểu Dương Văn Thống - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận tại tổ.
Đại biểu Dương Văn Thống - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận tại tổ.

Vấn đề liên quan đến phạm vi điều chỉnh luật, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức Chính phủ; tinh gọn về tổ chức bộ máy biên chế, việc phân cấp, phân quyền cho địa phương; quyền hạn của Thủ tướng; quy định về số lượng cấp phó; có nên bổ sung cơ chế từ chức là điều mà các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm.

Tại phiên thảo luận, đa số các đại biểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ nhằm kịp thời thể chế hóa quy định và tinh thần của Hiến pháp mới, bảo đảm tính đồng bộ của việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các thiết chế trong bộ máy Nhà nước nói chung và Chính phủ nói riêng; đồng thời, khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ hiện nay. Đối với quan điểm xây dựng Luật, các đại biểu cho rằng, Chính phủ cần bổ sung quan điểm xây dựng một Chính phủ sáng tạo, năng động, tinh gọn về tổ chức, hiệu lực, hiệu quả về hoạt động, đủ tầm quản lý, giải quyết các nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập và hợp tác quốc tế.

Về vị trí, chức năng của Chính phủ, đa số các đại biểu đánh giá dự án Luật đã xác định rõ vị trí, chức năng của Chính phủ theo đúng quy định tại Điều 94 Hiến pháp, tuy nhiên một số ý kiến đề nghị dự án Luật cần cụ thể hóa rõ hơn về quyền hành pháp của Chính phủ. Liên quan đến mối quan hệ giữa Chính phủ với Chủ tịch nước, các bộ, ngành, địa phương, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao, các đại biểu đề nghị dự án Luật cần quy định rõ ràng hơn.

Liên quan đến tổ chức Chính phủ, đại biểu Phùng Quốc Hiển - đoàn Yên Bái (ảnh) cho rằng: việc sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ đã cụ thể hóa theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Luật trong những năm qua. Tuy nhiên, đề nghị cơ quan soạn thảo cần lưu ý làm rõ quy định về phạm vi điều chỉnh Luật. Cũng theo ông Hiển thì cần quy định rõ là Chính phủ có bao nhiêu bộ, gồm có bộ nào, nếu thêm - bớt thì trình Quốc hội quyết định. Về nguyên tắc tổ chức của Chính phủ, trong dự thảo Luật cần cụ thể hóa và bám sát quy định của Hiến pháp làm rõ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ và trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét làm rõ thêm về vấn đề này.

Đồng tình với quan điểm nêu trên, đại biểu Dương Văn Thống – Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cho rằng: Mối quan hệ giữa Chính phủ với chính quyền địa phương cũng chưa được thể hiện rõ trong dự thảo Luật. Về hoạt động và tổ chức bộ máy của Chính phủ; công tác quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy biên chế hiện nay ở các bộ, ngành, địa phương khá cồng kềnh… trong khi đó thì hiệu lực, hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế đề nghị cần tinh gọn bộ máy biên chế, nhằm tiết kiệm chi ngân sách thường xuyên mà ngân sách thì cũng là từ tiền thuế của dân – đại biểu Thống nói. Đề nghị dự thảo Luật cần xem xét kỹ và quyết định vấn đề liên quan tổ chức bộ máy biên chế; việc sát nhập giữa các bộ để quản lý đa ngành.

Đại biểu Nguyễn Công Bình (đoàn Yên Bái) thì cho rằng: Dự thảo Luật cần quy định rõ ràng và cụ thể hơn về cơ cấu, tổ chức bộ máy, số lượng cấp phó hiện nay. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, cần làm rõ việc phân cấp giữa Chính phủ với chính quyền địa phương để các địa phương chủ động, sáng tạo và đảm bảo thống nhất trong quản lý, điều hành thực hiện. Sự phân công, phối hợp giữa các bộ, ngành hiệu quả chưa cao, đề nghị dự thảo Luật cần làm rõ hơn.

Thảo luận về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), hầu hết các đại biểu cơ bản đồng tình với nội dung dự thảo Luật và nhất trí việc duy trì mô hình Hội đồng nhân dân ở tất cả các cấp quận, phường, huyện, thị xã. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng cần nghiên cứu, xem xét sao cho chặt chẽ về phạm vi điều chỉnh Luật; vấn đề liên quan đến mô hình tổ chức chính quyền địa phương; cơ cấu, số lượng, thành phần tổ chức Hội đồng nhân dân các cấp; tăng cường nâng cao chất lượng hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân; đồng thời tăng thêm số lượng đại biểu chuyên trách; việc giao thẩm quyền cho chính quyền địa phương để thực hiện nhiệm vụ phát triển KT – XH ở địa phương.

Đức Toàn

Các tin khác
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng – Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc

YBDDT - Ngày 7/11, đoàn công tác của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Hàn lâm làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Yên Bái.

YBĐT - Thực hiện Chỉ thị số 36 - CT/TW ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Hướng dẫn số 26 - HD/BTCTW ngày 18/8/2014 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự cấp ủy tại Đại hội Đảng các cấp và các văn bản hướng dẫn của Tỉnh ủy, của Đảng ủy Khối về việc hướng dẫn công tác nhân sự tại Đại hội Đảng bộ các cấp; ngày 7/11, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt để thực hiện quy trình công tác rà soát, bổ sung quy hoạch cấp ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Đồng chí Trương Xuân Cừ  (hàng thứ 2, người thứ 4 trái sang) - Phó trưởng ban Phụ trách Ban Chỉ đạo Tây Bắc thăm, tặng quà cho các hộ nghèo xã Đức Xuân, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
(Ảnh: Nguyễn Phương - Ban Chỉ đạo Tây Bắc)

YBĐT - Ngày 24/8/2014, Ban Chỉ đạo Tây Bắc vừa tròn 10 năm xây dựng và phát triển. 10 năm - một chặng đường chưa dài nhưng Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã từng bước trưởng thành, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc.

YBĐT - Ngày 6/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục