Đưa hoạt động giám sát vào chiều sâu

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/1/2015 | 10:03:48 AM

YBĐT - Nhìn vào kết quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Yên Bái năm 2014, trong đó có những chuyên đề giám sát đã phải nhiều lần ngồi lại giữa các bên với những phân tích, phản biện gay gắt để tìm ra một hướng giải quyết, giải pháp cụ thể về một chính sách chưa được triển khai đúng, đủ và hiệu quả bảo đảm quyền lợi của đối tượng được hưởng lợi từ chính sách hay một vấn đề được nhiều cử tri, nhân dân quan tâm.

Ban Văn hoá - xã hội, HĐND tỉnh tổ chức hội nghị với các ngành liên quan giám sát làm rõ những khó khăn, tồn tại trong thực hiện Đề án Phát triển giáo dục mầm non của tỉnh.
Ban Văn hoá - xã hội, HĐND tỉnh tổ chức hội nghị với các ngành liên quan giám sát làm rõ những khó khăn, tồn tại trong thực hiện Đề án Phát triển giáo dục mầm non của tỉnh.

Qua đó thấy rằng, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh đã ngày càng đi vào chiều sâu và góp phần tích cực trong sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội trên địa bàn.

Năm 2014, Thường trực và các ban HĐND tỉnh đã thực hiện 150 cuộc giám sát, khảo sát tại các địa phương và một số cơ quan, đơn vị. Thông qua giám sát, đã có nhiều kiến nghị xác đáng với các cơ quan Trung ương, cơ quan cấp tỉnh và chính quyền các cấp về những vấn đề còn hạn chế, thiếu sót trong tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua đó đã giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh kịp thời điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách cũng như các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, đơn vị và cơ sở.

Tại các kỳ họp, việc giám sát thông qua hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri khá hiệu quả bởi các ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh đều tập trung vào những vấn đề được nhiều cử tri quan tâm như: hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; thành lập Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh; công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế; việc chậm ban hành quyết định, chậm giao vốn trong thực hiện hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2014… Các vấn đề này đều đã được các ngành giải trình cụ thể và đưa ra được giải pháp khắc phục. Riêng về việc thành lập Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, ngay sau có ý kiến chất vấn đã được ngành liên quan khẩn trương triển khai và ra mắt tổ chức hội như nguyện vọng của cử tri.

Đối với giám sát chuyên đề, có thể nói năm 2014 là một năm các giám sát chuyên đề của Thường trực và các ban HĐND tỉnh rất được quan tâm. Điển hình, Thường trực HĐND tỉnh giám sát về hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2013; Ban Văn hóa - Xã hội giám sát việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Ban Pháp chế giám sát việc chấp hành pháp luật trên các lĩnh vực điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự trên địa bàn tỉnh; Ban Dân tộc giám sát về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2011 - 2013.

Cùng với đó là các giám sát thường xuyên về việc thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tình hình cung cấp nước sinh hoạt các khu tái định cư thuộc dự án chuyển dân công trình đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; khu tái định cư đường tránh ngập…

Sau các giám sát này, rất nhiều vấn đề được quan tâm đặt ra. Không chỉ có các kết luận và kiến nghị sau mỗi cuộc giám sát được gửi tới các cấp ủy, chính quyền, cơ quan liên quan mà tại kỳ họp cuối năm, Thường trực HĐND tỉnh đã chỉ rõ những vấn đề UBND tỉnh cần chỉ đạo, điều hành trong năm 2015 để tiếp tục giải quyết các kiến nghị sau giám sát của HĐND tỉnh.

Đối với việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, đề nghị UBND tỉnh và các ngành chuyên môn tiếp tục có giải pháp giúp các doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến nông, lâm sản tháo gỡ khó khăn; tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ của Trung ương và tỉnh về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, tạo điều kiện để nhân dân được vay vốn phát triển sản xuất, bảo đảm các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh theo nghị quyết của Tỉnh ủy; tiếp tục rà soát, bố trí nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các nghị quyết HĐND tỉnh đã ban hành…

Về giáo dục mầm non là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục mầm non; ưu tiên đầu tư cho các địa phương có tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp còn thấp như huyện Văn Chấn, Lục Yên, Mù Cang Chải; bổ sung biên chế cho giáo dục mầm non bảo đảm theo đúng định mức của liên bộ Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính.

Lĩnh vực quản lý di sản văn hóa, chỉ đạo cơ quan chuyên môn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các di sản, trong đó ưu tiên đầu tư ngân sách đối với di tích cách mạng; nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ cho nghệ nhân dân gian và người trông coi các di tích không có thu nhập; kết hợp đầu tư tôn tạo di tích với khai thác và phát triển du lịch...

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo cơ quan quản lý Nhà nước rà soát các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung đã xuống cấp, hoạt động kém hiệu quả để bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ nâng cấp, sửa chữa. Những công trình chuẩn bị xây mới cần ưu tiên những nơi thực sự khó khăn về nguồn nước sinh hoạt; đẩy mạnh phân cấp đầu tư cho cơ sở theo hướng chủ đầu tư đồng thời là chủ vận hành và quản lý công trình sau đầu tư…

Đồng thời chỉ đạo thực hiện tinh giản biên chế theo trình tự, thủ tục quy định tại nghị định mới của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; tiếp tục chỉ đạo rà soát về tổ chức, bộ máy, tính chất, khối lượng công việc của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh; tổ chức sáp nhập các đơn vị còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ nhằm giảm bớt đầu mối, điều chỉnh biên chế, tập trung nhân lực, cơ sở vật chất, đáp ứng tốt về yêu cầu nhiệm vụ… Đó thực sự là những nhiệm vụ, vấn đề quan trọng với sự phát triển chung của tỉnh đồng thời khẳng định vai trò giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ở địa phương.

 Ngọc Tú

Các tin khác
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ huyện Yên Bình tặng hóa chúc mừng Đại hội đại biểu MTTQ xã Đại Đồng, huyện Yên Bình

Huyện Yên Bình đã hoàn thành Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) cấp xã; đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam huyện lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Người dân Yên Bái tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao để nâng cao sức khoẻ và mức hưởng thụ văn hóa, làm cho cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Thời gian qua, mục tiêu phát triển vì hạnh phúc của nhân dân đã được tỉnh Yên Bái hiện thực hóa ở từng bước đi với những giải pháp cụ thể, linh hoạt, phù hợp và xuyên suốt. Những tiêu chí về một xã hội hạnh phúc mà ở đó người dân hài lòng với chất lượng cuộc sống, môi trường, nền hành chính… đã được đặt lên hàng đầu.

Sáng 28/3, Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế, Trung tâm Việt - Úc thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Lớp bồi dưỡng “Tăng cường kỹ năng lãnh đạo chiến lược khu vực công” dành cho 50 học viên lớp Đề án 11 của Tỉnh uỷ Yên Bái.

Ban tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Yên Bình họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

Là địa phương được tỉnh Yên Bái lựa chọn tổ chức điểm Đại hội Thi đua quyết thắng, giai đoạn 2019 – 2024, đến nay, huyện Yên Bình đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức thành công sự kiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục