Việt Nam dự Phiên họp cấp cao Khóa 28, Hội đồng Nhân quyền LHQ

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/3/2015 | 1:44:13 PM

Hiện Việt Nam là thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 – 2016 và là đồng Điều phối viên của ASEAN tại cơ quan này.

Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Ngày 2/3, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sỹ, Phiên họp Cấp cao Khóa họp 28 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã khai mạc với sự tham dự của các đoàn đại biểu cấp cao từ hơn 90 nước và tổ chức quốc tế.

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường dẫn đầu tham dự Phiên họp. Việt Nam là thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 – 2016, và mới được các nước ASEAN tín nhiệm tái cử làm đồng Điều phối viên của ASEAN tại cơ quan này.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, Chủ tịch Hội đồng Nhân Quyền và Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã có các bài phát biểu khai mạc, nêu các thách thức đối với công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên thế giới, nhất là bạo lực vũ trang, tình trạng bất bình đẳng, phân biệt đối xử và đề cao vai trò của Hội đồng Nhân quyền và Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết các thách thức đó.

Các bài phát biểu khai mạc trên cũng thể hiện thông điệp chung là kêu gọi các quốc gia tăng cường hợp tác, hành động theo các khuyến nghị của Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế về quyền con người khác của Liên Hợp Quốc.

Phiên họp Cấp cao (từ ngày 2-5/3) là hoạt động mở đầu cho Khóa họp 28 diễn ra từ ngày 2-27/3, cũng như các hoạt động chính thức của Hội đồng Nhân quyền trong năm 2015.

Cùng với Phiên họp Cấp cao, trong tuần khai mạc, Hội đồng Nhân quyền sẽ tổ chức các phiên thảo luận cấp cao về các chuyên đề như thúc đẩy các vấn đề quyền con người trong hoạt động của Liên Hợp Quốc, biến đổi khí hậu và quyền con người, án tử hình.

Trong các tuần làm việc tiếp theo, Hội đồng Nhân quyền sẽ xem xét gần 90 báo cáo của các cơ chế Liên Hợp Quốc về quyền con người; tổ chức các buổi làm việc chuyên đề về quyền trẻ em, người khuyết tật, chống phân biệt chủng tộc, xây dựng chính sách quốc gia và hợp tác kỹ thuật; tổ chức các cuộc đối thoại với các cơ chế của Liên Hợp Quốc về quyền con người.

Dự kiến tại Khóa họp 28 này, khoảng 40 dự thảo nghị quyết về các vấn đề đa dạng liên quan đến quyền con người sẽ được các nước giới thiệu và Hội đồng Nhân quyền xem xét, thảo luận và thông qua.

(Theo HNMO)

Các tin khác

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc, mở đầu nền hòa bình cho đất nước. Trân trọng và tự hào về những thành quả mà thế hệ cha ông đã đổ máu xương giành được, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm thiết thực để giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bà Nguyễn Hương Giang

Ngày 26/4, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối với Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau:

Các chiến sĩ Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa giáo dục truyền thống thông qua những kỷ vật thời chiến cho thế hệ trẻ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta vào những năm 1967 - 1968 có thể nói là cam go, khốc liệt nhất. Với khẩu hiệu: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, "Tất cả cho tiền tuyến”, chỉ trong 2 năm 1967 - 1968, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã xây dựng 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh với gần 3.000 quân lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục