Kỷ niệm 70 năm nền Giáo dục cách mạng Việt Nam (1945 - 2015), 33 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2015)

70 năm đồng hành cùng công cuộc xây dựng và phát triển quê hương Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/11/2015 | 9:05:34 AM

YênBái - YBĐT - 70 năm qua, cùng với Giáo dục cả nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo Yên Bái được sự chăm lo của các cấp ủy, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, từng bước phát triển, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội trên quê hương Yên Bái.

Đồng chí Phạm Duy Cường - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái (thứ hai từ phải sang) tặng hoa chúc mừng thầy trò Trường Phổ thông dân tộc Nội trú THPT tỉnh nhân dịp khai giảng năm học mới.
Đồng chí Phạm Duy Cường - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái (thứ hai từ phải sang) tặng hoa chúc mừng thầy trò Trường Phổ thông dân tộc Nội trú THPT tỉnh nhân dịp khai giảng năm học mới.

Từ những ngày đầu giành chính quyền, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Hồ Chủ Tịch về phong trào “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”; phong trào bình dân học vụ được phát động rộng khắp trong tỉnh, đến tháng 9/1947, tỉnh đã thành lập được Ty Bình dân học vụ, thực hiện cải cách giáo dục lần thứ nhất, tháng 7/1951 và Ty Giáo dục Yên Bái được thành lập.

Đến cuối năm 1954, toàn tỉnh có 67 trường, 269 lớp, 14.938 học sinh, học viên. Giáo dục Yên Bái đã thực hiện thắng lợi toàn diện yêu cầu cải cách giáo dục, đảm bảo xây dựng, từng bước củng cố hệ thống giáo dục, phát triển quy mô ngành học, cấp học đi đôi với nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: đức, trí, thể mỹ.

Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, trước vô vàn khó khăn, nhưng toàn ngành đã vượt qua gian lao, thử thách, đảm bảo mở rộng quy mô, chất lượng. Đến cuối năm 1975, tỉnh có 301 trường, 335 lớp, 104.071 học sinh, học viên.

Khi hợp nhất ba tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, thực hiện cải cách giáo dục, trong đó hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm đã được triển khai trong cả nước. Vào những năm 1980, trong tình hình chung, giáo dục tỉnh ta cũng ở trong tình trạng yếu kém, quy mô sa sút, nhà trẻ tan rã từng mảng, học sinh cấp II bỏ học trên 20%. Trước tình hình đó, cùng với công cuộc đổi mới sau Đại hội VI của Đảng, tỉnh đã tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn và Yên Bái sớm ngăn chặn được tình trạng giảm sút về số lượng, giữ vững chất lượng, bước đầu giành những thắng lợi đáng khích lệ.

Thời điểm năm 1991, giáo dục Yên Bái có quy mô 342 trường, 4563 lớp, 124.647 học sinh, học viên; phát triển thêm 35 trường, 1.308 lớp, 2.112 học sinh, học viên. Lúc này, hệ thống giáo dục của tỉnh đã được hoàn thiện, mạng lưới trường lớp đã phủ kín rộng khắp và đa dạng hoá, tiếp tục đổi mới đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Công tác xã hội hoá được triển khai hiệu quả, thu hút thêm nguồn lực phát triển giáo dục; chất lượng giáo dục được nâng lên, tiến bộ nhiều mặt.

Những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, toàn diện của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để sự nghiệp GD và ĐT của tỉnh đạt những kết quả quan trọng. Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng GD và ĐT giai đoạn 2009 - 2015.

HĐND tỉnh ban hành một số nghị quyết quan trọng quy định về chế độ khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên và học sinh; về nâng cao chất lượng đội ngũ; về chế độ chính sách giải quyết giáo viên dôi dư; về phê duyệt đề án xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia...

UBND tỉnh ban hành kịp thời nhiều chỉ thị, quyết định và hướng dẫn về công tác GD & ĐT của địa phương; huy động cả hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở cùng vào cuộc, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục...

Từ đó, hệ thống GD và ĐT được củng cố, phát triển; quy mô giáo dục tăng nhanh, ở tất cả các cấp học, ngành học. Mạng lưới trường học đã được xây dựng ở tất cả các xã, phường, thị trấn và nhiều thôn, bản có lớp học với hình thức đa dạng hơn.

Đến năm học 2015 - 2016, toàn tỉnh có 590 cơ sở giáo dục, trong đó 568 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông với quy mô 6.718 nhóm lớp, 194.199 cháu, học sinh. Cùng với đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn ổn định, có bước tăng trưởng vững chắc. Kết quả thi học sinh giỏi cấp quốc gia, thi tốt nghiệp THPT từng bước được ổn định và duy trì ở mức khá so với khu vực. Nhiều năm liền, Yên Bái có học sinh đạt thủ khoa các trường đại học lớn trong nước. Đặc biệt, năm học 2014 -2015, lần đầu tiên Yên Bái có học sinh đạt giải tại Kỳ thi Olympic Vật lý châu Á.

Nhà giáo ưu tú Trần Xuân Hưng - Giám đốc Sở GD và ĐT trao Bằng khen cho tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2010 - 2015.

Cùng với phát triển quy mô trường lớp, công tác xây dựng đội ngũ được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các ngành học, cấp học đạt 99,7%. Cơ sở vật chất trường lớp học được quan tâm đầu tư, từng bước kiên cố và hiện đại, đáp ứng yêu cầu của GD và ĐT.

Toàn ngành hiện có 6.368 phòng học, 394 phòng học bộ môn, 218 phòng thư viện, 232 phòng thiết bị; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 68,2%. Thực hiện Chương trình Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên với mức đầu tư các công trình gần 434 tỷ đồng, tiến độ giải ngân đến nay đạt 100% kế hoạch.

Công tác giáo dục dân tộc tiếp tục được quan tâm; so với năm 2011, quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú tăng gần 3.000 học sinh (thu hút trên 8% học sinh người dân tộc vào học trường dân tộc nội trú, tăng hơn 1% so với mục tiêu của Chính phủ). Toàn tỉnh hiện có gần 20 nghìn học sinh được hưởng chế độ chính sách; huy động gần 30% số học sinh người dân tộc vào học trường phổ thông dân tộc bán trú. Chất lượng các trường nội trú, bán trú được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá giỏi hàng năm tăng gần 3%.

Phổ cập giáo dục được giữ vững và nâng cao chất lượng theo hướng bền vững. Tỉnh đã đạt chuẩn Chống mù chữ - Phổ cập giáo dục tiểu học năm 1997, đạt chuẩn Phổ cập giáo dục THCS năm 2007 và đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2009. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã vượt mục tiêu đề ra (đã công nhận 209 trường, tăng 8 trường so với mục tiêu, đạt trên 35% số trường mầm non, phổ thông) tăng 104 trường, gấp 2 lần năm 2010.

Nhìn lại 70 năm qua, sự nghiệp GD và ĐT của tỉnh đã tạo được bước phát triển vững chắc, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, nhất là lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Những kết quả nổi bật, thể hiện ở những lĩnh vực sau: công tác phổ cập xóa mù chữ được duy trì theo hướng bền vững, giáo dục dân tộc được quan tâm, chăm lo từng bước tạo ra những chuyển biến tích cực; công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và giáo dục mũi nhọn đã thực sự tạo ra những chuyển biến về chất lượng giáo dục.

Việc chăm lo xây dựng đội ngũ đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục, nên đội ngũ giáo viên toàn ngành có trình độ đạt chuẩn trên 99%, trên chuẩn 61%, trong đó có 17 tiến sỹ và 470 thạc sỹ. Cơ sở vật chất được quan tâm, đảm bảo đủ cho việc học 2 ca. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong giảng dạy và quản lý giáo dục tại các đơn vị trường học.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển, GD và  ĐT trong giai đoạn vừa qua phải đối mặt với nhiều thách thức; nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp; chất lượng giáo dục và chất lượng phổ cập giáo dục vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc còn thiếu tính bền vững; đời sống của một bộ phận cán bộ, giáo viên còn gặp khó khăn, nhất là ở vùng cao.

Một giờ chính khóa của lớp học ở Trường Tiểu học xã Vĩnh Lạc (Lục Yên).

Trong bối cảnh đó, để hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, triển khai và thực hiện nhiệm vụ GD và  ĐT giai đoạn 2015 - 2020 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, toàn ngành cần tập trung phát triển toàn diện GD và  ĐT theo hướng đảm bảo tính bền vững, đạt chuẩn và từng bước hiện đại; tạo sự chuyển biến rõ rệt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tiếp tục nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, của đất nước; phát triển quy mô, cơ cấu giáo dục hợp lý, hiệu quả; gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng; chú trọng phát triển giáo dục vùng dân tộc, vùng khó khăn, đảm bảo công bằng xã hội và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân; tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập.

Trải qua 70 năm, một chặng đường đầy khó khăn và thử thách của đói nghèo, chiến tranh, sự nghiệp GD và  ĐT Yên Bái đã từng bước trưởng thành trong sự chăm lo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong dịp này, chúng ta trân trọng ghi nhận và tri ân các thế hệ nhà giáo, cán bộ, nhân viên đã và đang nỗ lực cống hiến, góp phần cùng toàn ngành trên con đường đổi mới sự nghiệp giáo dục. Phát huy truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển, GD và  ĐT tiếp tục đồng hành cùng công cuộc xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển toàn diện, vững bước đi lên cùng cả nước trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước.

Nhà giáo ưu tú Trần Xuân Hưng - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Các tin khác
Quang cảnh Lễ thượng cờ Thống nhất non sông

Bến Hải-Hiền Lương đã khắc ghi vào lịch sử dân tộc và tiềm thức nhân loại là biểu tượng sáng ngời của niềm tin và khát vọng hòa bình, thống nhất non sông; là ý chí, sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Thanh niên miền Bắc, trong đó có thanh niên Yên Bái hưởng ứng Phong trào “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. (Ảnh: T.L)

Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn, kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, nhân dân Yên Bái tự hào vì đã đóng góp được 29 vạn tấn lương thực, 15 vạn tấn thực phẩm; tiễn đưa gần 25.000 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Phác luôn quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, cách mạng.

Xã Đại Phác, huyện Văn Yên được coi là cái nôi cách mạng của địa phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đỉnh cao là chiến công phá tan đồn Đại Phác, chặt đứt một mắt xích quan trọng trong tuyến phòng thủ theo hành lang Đông - Tây của Pháp mở màn cho chiến thắng sông Thao. Phát huy truyền thống cách mạng, từ một vùng đất nghèo, Đại Phác hôm nay đang chuyển mình, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên.

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi với đoàn viên, thanh niên về công tác chuyển đổi số.

Kế thừa những thành quả vĩ đại của Chiến thắng lịch sử 30/4, các thế hệ cha ông đã xây dựng, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt mà Đảng bộ tỉnh Yên Bái xác định là phải tích cực phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống cho nhân dân và xây dựng tỉnh phát triển "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục