Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích K9

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/2/2016 | 7:32:16 AM

Sáng 11/2 (tức mùng 4 Tết Bính Thân 2016), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và trồng cây lưu niệm trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông (K9), Ba Vì, Hà Nội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại Khu di tích.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại Khu di tích.

Cùng tham dự có các đồng chí: Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông (K9) cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía Tây, nơi phong cảnh “Sơn thủy hữu tình” nằm trong quần thể dãy núi Ba Vì, ven sông Đà cuộn chảy, thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy và đường không. Tháng 5 năm 1957, trong một lần đi kiểm tra, Bác Hồ đã dừng chân nghỉ, nhận thấy nơi đây địa thế đẹp, thuận lợi, nên đã chọn làm nơi nghỉ ngơi, làm việc của Bác và Trung ương. Tại đây, nhiều Quyết định, Chỉ thị của Trung ương đã được ban hành, góp phần hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Khu di tích K9 không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, chính trị, văn hóa giàu tính nhân văn sâu sắc, với tấm lòng thành kính hướng về Bác, mà còn trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Thắp nén hương thơm tưởng nhớ tới công lao trời biển của Bác Hồ kính yêu, Người Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta, dân tộc ta, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xúc động ghi những dòng lưu bút: “Tưởng nhớ Bác, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện mãi mãi trung thành và đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã vạch ra; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, quyết tâm phấn đấu xây dựng đất nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Nói chuyện thân mật với cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ đang làm việc tại đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ xúc động đến thăm Khu di tích K9 vào những ngày đầu Xuân mới, trong không khí ấm áp, giao hòa giữa thiên nhiên, đất trời và lòng người.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, đây là Khu di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, có ý nghĩa thiêng liêng đối với đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế. Từng là căn cứ địa thời kỳ kháng chiến chống Pháp, không phải ngẫu nhiên Bác Hồ chọn vùng đắc địa này làm nơi họp, làm việc, tiếp khách quốc tế, nơi Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng. Nơi đây có địa thế hiểm trở, phong cảnh hữu tình, giao thông thuận lợi và đặc biệt, xuất phát từ tầm nhìn xa trông rộng, đây còn là căn cứ địa của Trung ương và Thủ đô trong những năm kháng chiến. Khi Bác đi xa, Trung ương đã chọn K9 là nơi gìn giữ thi hài của Bác.

Tổng Bí thư ghi nhận, đánh giá cao công lao to lớn của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Sơn Tây trước đây (nay là Ba Vì – Hà Nội) trong điều kiện chiến tranh ác liệt đã bảo vệ, gìn giữ thi hài Bác vẹn nguyên, tuyệt đối an toàn.

Ngày nay, Khu di tích K9 tiếp tục được mở rộng, khang trang, trở thành địa danh lịch sử, văn hóa, cách mạng, lưu giữ những kỷ vật rất có ý nghĩa để các tầng lớp nhân dân đến tham quan, học tập và làm theo phong cách, đạo đức Bác Hồ. Tổng Bí thư vui mừng nhận thấy Ban Quản lý Khu di tích đã tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt chính trị, văn hóa nhằm phát huy giá trị, ý nghĩa to lớn của khu di tích này, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng, giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trồng cây lưu niệm tại Khu Di tích.

Biểu dương những nỗ lực cố gắng của cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ Khu di tích, đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, bảo vệ an toàn tuyệt đối thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư căn dặn anh chị em, là những người được gần gũi với Bác, hơn ai hết phải thường xuyên học tập rèn luyện, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người, từ đó chuyển tải đến các tầng lớp nhân dân đến tham quan, để nơi đây thực sự là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, thiết thực góp phần triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, thực hiện cho được mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, như mong ước của Bác Hồ kính yêu.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trồng cây lưu niệm tại khuôn viên phía trước Nhà làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Khu di tích K9.

(Theo Dangcongsan.vn)

Các tin khác

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc, mở đầu nền hòa bình cho đất nước. Trân trọng và tự hào về những thành quả mà thế hệ cha ông đã đổ máu xương giành được, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm thiết thực để giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bà Nguyễn Hương Giang

Ngày 26/4, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối với Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau:

Các chiến sĩ Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa giáo dục truyền thống thông qua những kỷ vật thời chiến cho thế hệ trẻ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta vào những năm 1967 - 1968 có thể nói là cam go, khốc liệt nhất. Với khẩu hiệu: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, "Tất cả cho tiền tuyến”, chỉ trong 2 năm 1967 - 1968, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã xây dựng 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh với gần 3.000 quân lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục