Kỷ niệm 86 năm phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (12/9/1930 - 12/9/2016)

Xô viết Nghệ Tĩnh - cuộc tổng diễn tập đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/9/2016 | 6:52:39 AM

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp thời lãnh đạo nhân dân vùng lên trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống đế quốc xâm lược và phong kiến tay sai. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của nhân dân bùng lên mạnh mẽ từ đầu năm 1930 trên khắp cả ba miền Bắc - Trung - Nam.

Xô Viết Nghệ tĩnh, cao trao cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo năm 1930 - 1931.
Xô Viết Nghệ tĩnh, cao trao cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo năm 1930 - 1931.

Phong trào đấu tranh đặc biệt mạnh mẽ từ Ngày Quốc tế lao động 1/5/1930, lần đầu tiên công - nông và dân chúng tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình. Từ thành phố đến nông thôn, trên cả ba miền đất nước đã xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ Đảng, mít tinh, bãi công, biểu tình, tuần hành thị uy. Cao trào cách mạng do Đảng chủ trương và phát động đã diễn ra trên 25 tỉnh thành trong cả nước, trong đó Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất. Ngày 1/8/1930, bùng nổ cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy nhân Ngày Quốc tế chống chiến tranh, đánh dấu “Một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến”.

Ở nông thôn, nhiều cuộc đấu tranh quy mô lớn của nông dân dưới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ đã nổ ra. Từ Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng đã lan rộng ra hầu khắp các huyện trong hai tỉnh.

Tháng 9/1930, phong trào công - nông phát triển tới đỉnh cao. Các khẩu hiệu đấu tranh chính trị được kết hợp với các khẩu hiệu đấu tranh về kinh tế. Hình thức đấu tranh diễn ra quyết liệt, quần chúng đã vũ trang tự vệ, biểu tình thị uy có vũ trang, tiến công vào cơ quan chính quyền của địch ở địa phương.

Đặc biệt, cuộc đấu tranh của hơn 8.000 nông dân Hưng Nguyên nổ ra ngày 12/9/1930 để hưởng ứng cuộc đấu tranh của nông dân các huyện và cuộc bãi công của công nhân Vinh - Bến Thủy phản đối chính sách khủng bố của bọn đế quốc và phong kiến tay sai. Đế quốc Pháp cho máy bay tới ném bom, làm 217 người chết, 125 người bị thương. Như đổ thêm dầu vào lửa, phong trào đấu tranh của nhân dân vùng lên như vũ bão, bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở nhiều xã bị tan rã.

Trước tình hình đó, các tổ chức cơ sở đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo quần chúng thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lý đời sống của mình, mặc nhiên làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức xô viết. Chính quyền Xô viết đã ban bố và thi hành nhiều chủ trương, chính sách đem lại nhiều lợi ích chính đáng cho nhân dân: ban bố quyền tự do dân chủ; tổ chức cho quần chúng tham gia các đoàn thể cách mạng; tự do bàn bạc, góp ý kiến giải quyết các vấn đề xã hội; trừng trị bọn phản cách mạng; giữ gìn trật tự an ninh; chia lại công điền, công thổ cho nông dân, thực hiện giảm tô, xóa nợ, thủ tiêu các thứ thuế vô lý; tổ chức cứu đói; phát động phong trào thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu, tổ chức học chữ quốc ngữ, đọc sách báo cách mạng… Vì vậy, trật tự trị an được giữ vững, tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cả trong sinh hoạt, sản xuất và đấu tranh ngày càng lên cao. Chính quyền xô viết cũng tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của mình - thực sự là một chính quyền của dân, do dân và vì dân. Xô viết Nghệ - Tĩnh đã trở thành ngọn cờ quy tụ và là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng lao động trong cả nước.

Cao trào cách mạng 1930 - 1931, đặc biệt là phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. So với các hình thức Xô viết trong lịch sử thế giới: Công xã Pa - ri năm 1871 (chỉ tồn tại trong 72 ngày); Công xã Quảng Châu năm 1927, Xô viết Nga năm 1905, Xô viết Ba-vi-e Đức năm 1919… Xô viết Nghệ - Tĩnh đã tồn tại trong bảy tháng và dù còn sơ khai nhưng đã để lại những dấu ấn tốt đẹp về một nhà nước công - nông đầu tiên, chưa có trong tiền lệ lịch sử, đáp ứng với khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của người dân nô lệ. Báo Vô sản Pháp số ra tháng 10/1931 đã đánh giá: “Cuộc vận động này là một bước lớn trong cuộc phản đế và điền thổ, có ảnh hưởng to lớn trong lịch sử giải phóng Đông Dương”.

Hơn thế, thành quả lớn nhất của cao trào cách mạng 1930 - 1931 đã khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua chính đảng tiên phong của mình, đoàn kết với các tầng lớp nhân dân yêu nước có đủ khả năng lật đổ nền thống trị của đế quốc, phong kiến tay sai giải phóng dân tộc, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

“Một trong những nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng Việt Nam là có một Đảng Mác - xít Lêninnit già dặn, rắn chắc trong thử lửa, một Đảng tuyệt đối trung thành với quyền lợi giai cấp và quyền lợi dân tộc, một Đảng luôn thống nhất vững chắc như một khối thép. Chính Xô viết Nghệ - Tĩnh lại là một trận thử lửa đầu tiên - một trận thử lửa đăc biệt gay go đã làm cho Đảng trưởng thành nhanh chóng... Chính trận thử lửa này, Đảng ta cũng bộc lộ rõ rệt những phẩm chất của mình: kiên quyết, gan dạ, dũng cảm, linh hoạt và rắn chắc trong đấu tranh cách mạng. Đấy là vị trí của Xô viết Nghệ - Tĩnh trong lịch sử Đảng ta. Đây chính là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, không chỉ đặt ra vấn đề liên minh công nông, vấn đề ruộng đất và dân cày, mà còn khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, vấn đề đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, từng bước tạo thế, lực, thời để dân tộc Việt Nam đi tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đánh giá về ý nghĩ nghĩa lịch sử to lớn của cao trào cách mạng 1930 - 1931, Hồ Chí Minh đã viết: “Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu nhưng Xô viết Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn lực lượng cho cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này”.

B.T

Các tin khác
Xô Viết Nghệ tĩnh, cao trao cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo năm 1930 - 1931. Ảnh: tư liệu

Cách đây 86 năm, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã diễn ra, đỉnh cao là cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Hưng Nguyên. Xô Viết Nghệ Tĩnh được coi là đỉnh cao của phong trào Cách mạng trong những năm 1930 - 1931 và là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu.

Theo đặc phái viên TTXVN, bên lề Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) lần thứ 13, chiều 11/9, tại Đại Lễ đường nhân dân tỉnh Quảng Tây, thành phố Nam Ninh, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị đối thoại bàn tròn với Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của các doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc.

YBĐT - Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự khai giảng năm học mới tại các địa phương/ Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Dương Văn Thống làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh/ UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 9/ Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà chủ trì cuộc họp báo cáo tiến độ triển khai kế hoạch tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò và Tuần Văn hóa - Thể thao và Du lịch Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2016/ 18 sản phẩm đạt giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu/ Công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái và thành lập Bệnh viện Sản - Nhi... là những tin tức đáng chú ý.

Lễ đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại sân bay quốc tế Wuxu Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây.

Ngày 10/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, dự Hội chợ Trung Quốc-ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc-ASEAN lần thứ 13 tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục