Bế mạc phiên họp thứ 9 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

  • Cập nhật: Chủ nhật, 23/4/2017 | 10:53:58 AM

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 9 vào chiều 22/4, sau 6 ngày làm việc.

Sau 6 ngày làm việc, chiều nay (22/4), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 9.

Trước đó, cho ý kiến về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 và dự kiến Chương trình năm 2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc điều chỉnh Chương trình cần bảo đảm tính ổn định và kỷ luật trong xây dựng pháp luật.

Nhiều ý kiến thẳng thắn nhận định: việc lập, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn những hạn chế chậm được khắc phục, thậm chí kéo dài từ nhiệm kì này sang nhiệm kì khác. Đó là việc chương trình vẫn phải điều chỉnh nhiều, thường xuyên; chất lượng của một số dự án luật, pháp lệnh còn hạn chế, có dự án còn phải thay đổi khá nhiều về nội dung, phạm vi, đối tượng điều chỉnh; tình trạng “nợ” văn bản quy định chi tiết thi hành luật vẫn chưa được khắc phục triệt để.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị: “Thường vụ Quốc hội phải làm rõ thời gian gần đây tính ổn định của hệ thống pháp luật có vấn đề. Thể hiện ở chỗ khi đưa vào Chương trình thì luật này sửa luật kia, khi làm luật kia không biết có quay trở lại luật này không. Một điểm nữa cũng cần lưu ý là tính kỷ luật trong xây dựng luật”.

Cũng có ý kiến băn khoăn, việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh lần này có khắc phục được những tồn tại đã kéo dài trong thời gian qua hay không?

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phân tích: “Rất nhiều dự án Luật khi đưa ra nêu sự cần thiết rất cấp bách, cần phải xem xét thông qua ngay, thậm chí rút gọn. Không biết lần này có khắc phục được tình trạng đó không? Ví dụ như cũng có lúc chúng ta đưa ra 1 luật sửa 32 luật, ý tưởng như thế, nhưng cuối cùng tất cả dồn lại 1 luật sửa 1 luật mà chỉ sửa được 1 điều.

Tôi cho rằng, câu chuyện đầu tiên là thẩm tra chương trình này phải rất rõ. Đề nghị Ủy ban Pháp luật xem, với những luật cho ý kiến lần đầu đã đủ điều kiện chưa, không chỉ dừng lại ở sự cần thiết ý tưởng mà cơ quan soạn thảo, cơ quan nghiên cứu đã chuẩn bị được đến đâu rồi. Phải nói rõ ra”.

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với đề nghị của Chính phủ về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 và dự kiến năm 2018. Theo đó, tại kỳ họp thứ 3, sẽ trình Quốc hội thông qua 13 Luật và 2 Nghị quyết, trong đó có Nghị quyết về Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo đề nghị của Chính phủ. Tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm nay, sẽ trình Quốc hội thông qua 6 luật; cho ý kiến về 11 dự án luật.

Trong đó, đối với dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), theo báo cáo của Chính phủ, dự án Luật này đã được chỉnh lý hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, bảo đảm chất lượng trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 diễn ra vào cuối năm nay. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung dự án Luật này vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 5.

(Theo VOV)

Các tin khác

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc, mở đầu nền hòa bình cho đất nước. Trân trọng và tự hào về những thành quả mà thế hệ cha ông đã đổ máu xương giành được, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm thiết thực để giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bà Nguyễn Hương Giang

Ngày 26/4, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối với Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau:

Các chiến sĩ Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa giáo dục truyền thống thông qua những kỷ vật thời chiến cho thế hệ trẻ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta vào những năm 1967 - 1968 có thể nói là cam go, khốc liệt nhất. Với khẩu hiệu: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, "Tất cả cho tiền tuyến”, chỉ trong 2 năm 1967 - 1968, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã xây dựng 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh với gần 3.000 quân lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục