Quốc hội sẽ không xem xét sửa đổi Bộ luật Lao động trong năm 2017

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/5/2017 | 9:30:40 AM

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ra khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Đây là một trong những nội dung của Nghị quyết 379/2017/UBTVQH14 ban hành ngày 04/5/20 về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.

Trao đổi về việc hoãn thời gian sửa đổi Bộ luật Lao động, ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, Bộ luật Lao động nếu thay đổi sẽ tác động tới đông đảo người lao động, do dó quá trình điều chỉnh luật cần xin ý kiến rộng rãi..

“Những vấn đề sửa đổi Bộ luật Lao động đòi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ hơn, đánh giá kỹ lưỡng, thấu đáo hơn và xin ý kiến tới nhiều nhóm đối tượng bị tác động,” ông Hà Đình Bốn nói.

Theo ông Hà Đình Bốn, trước bối cảnh chuẩn bị tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như FTA với EU, Việt Nam đang nghiên cứu cải thiện pháp luật, thiết chế và thực hành về lao động, nhằm tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế. Một số vấn đề trước đây chưa quy định và cả đã quy định thì nay phải quy định rõ hơn trong luật như: thời gian làm thêm, tiền lương, bình đẳng giới, điều kiện nghỉ hưu....

Quá trình sửa đổi Bộ Luật Lao động cũng phải tiến hành xem xét, rà soát sao cho phù hợp với Hiến pháp, Luật Hình sự, Luật Dân dự, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội ban hành sau.

Ông Hà Đình Bốn cho biết ban soạn thảo sửa đổi Bộ luật Lao động sẽ giải trình nội dung sửa đổi luật vào thời gian thích hợp. Theo Nghị quyết Trung ương 6 (ban hành tháng 11/2016) và Chương trình hành động của Chính phủ (ngày 25/4/2017) thì dự kiến kế hoạch hoàn thành sửa đổi Bộ luật Lao động là năm 2018.

Bên cạnh sửa đổi Bộ luật Lao động, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đưa Luật Biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện ra khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng lùi thời gian trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi) và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước từ kỳ họp thứ 3 sang kỳ họp thứ 4.

Ngoài ra, Nghị quyết 379/2017/UBTVQH14 điều chỉnh bổ sung vào nội dung kỳ họp thứ 3 các dự thảo, dự án: Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự; Nghị quyết của Quốc hội về Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

(Theo TTXVN)

Các tin khác

Ngày mai (2/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự.

Đồng chí Nguyễn Chương Phát - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh trao hỗ trợ nhà “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên Trần Thị Lan Anh, CĐCS Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.

Ngày 28/7/1947, Đại hội lần thứ nhất Liên hiệp Công đoàn tỉnh được tổ chức, đồng chí Nguyễn Tiến Lãng được bầu làm Chánh Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh. Sự ra đời của Liên hiệp Công đoàn Yên Bái có ý nghĩa to lớn đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), thể hiện sự lớn mạnh của phong trào công nhân Yên Bái. Khi có tổ chức công đoàn, đội ngũ công nhân tỉnh Yên Bái đã tham gia các phong trào hiệu quả hơn, vì có một tổ chức đứng ra tập hợp, lãnh đạo, chỉ đạo có quy mô, có nội dung, phương thức cụ thể, rõ ràng.

Quang cảnh Lễ thượng cờ Thống nhất non sông

Bến Hải-Hiền Lương đã khắc ghi vào lịch sử dân tộc và tiềm thức nhân loại là biểu tượng sáng ngời của niềm tin và khát vọng hòa bình, thống nhất non sông; là ý chí, sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Thanh niên miền Bắc, trong đó có thanh niên Yên Bái hưởng ứng Phong trào “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. (Ảnh: T.L)

Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn, kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, nhân dân Yên Bái tự hào vì đã đóng góp được 29 vạn tấn lương thực, 15 vạn tấn thực phẩm; tiễn đưa gần 25.000 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục