Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy: Tập trung lực lượng di dời người dân tới nơi an toàn, không để người dân nào bị đói do mưa lũ

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/10/2017 | 10:27:12 AM

YênBái - YBĐT - Đó là chỉ đạo của đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi có mặt tại hiện trường chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ tại thị xã Nghĩa Lộ.





Nhiều nhà bị sập hoàn toàn do ảnh hưởng của trận mưa lũ đêm qua (10/10)

Như tin đã đưa, trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ có mưa to đến rất to khiến mực nước từ các suối dâng lên rất nhanh, chảy siết dữ dội, gây ảnh hưởng và thiệt hại nặng về tài sản của nhân dân. 

Đến thời điểm hiện tại, toàn thị xã có 24 tổ dân phố, thôn, bản bị ngập khiến 2 người bị thương; 300 nóc nhà bị ngập, trong đó 15 nhà ngập hoàn toàn, 6 nhà bị cuốn trôi trong đó có 1 nhà văn hóa bị sập.



Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy yêu cầu di dời người và tài sản  tới nơi an toàn.

Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tới hiện trường chỉ đạo người dân tuyệt đối không ra sông, suối vớt củi để đảm bảo an toàn tính mạng. Cùng với đó, thị xã cần tập trung huy động toàn bộ lực lượng di dời người và tài sản tới nơi an toàn. Đồng thời tỉnh sẽ có giải pháp, chính sách hỗ trợ, ổn định đời sống cho người dân bị thiệt hại.

Đồng thời, đồng chí chỉ đạo các địa phương không để bất kỳ một người dân nào bị đói do mưa lũ; tỉnh hỗ trợ mỗi người bị mất tích, cuốn trôi là 10 triệu đồng; đối với nhà bị cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn hỗ trợ 25 triệu đồng/hộ, với người dân bị thương hỗ trợ 2,5 triệu đồng/người.

Tại bản Hát, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu, lũ cũng đã khiến 6 người bị cuốn trôi. Đường từ thị xã Nghĩa Lộ lên huyện Trạm Tấu bị chia cắt hoàn toàn.

Đến thời điểm 10h30 ngày 11/10, các lực lượng cứu hộ cứu nạn đã đưa được 28 người ra khỏi vùng nguy hiểm.

Văn Tuấn - Mạnh Cường

Các tin khác
Quang cảnh Lễ thượng cờ Thống nhất non sông

Bến Hải-Hiền Lương đã khắc ghi vào lịch sử dân tộc và tiềm thức nhân loại là biểu tượng sáng ngời của niềm tin và khát vọng hòa bình, thống nhất non sông; là ý chí, sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Thanh niên miền Bắc, trong đó có thanh niên Yên Bái hưởng ứng Phong trào “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. (Ảnh: T.L)

Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn, kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, nhân dân Yên Bái tự hào vì đã đóng góp được 29 vạn tấn lương thực, 15 vạn tấn thực phẩm; tiễn đưa gần 25.000 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Phác luôn quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, cách mạng.

Xã Đại Phác, huyện Văn Yên được coi là cái nôi cách mạng của địa phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đỉnh cao là chiến công phá tan đồn Đại Phác, chặt đứt một mắt xích quan trọng trong tuyến phòng thủ theo hành lang Đông - Tây của Pháp mở màn cho chiến thắng sông Thao. Phát huy truyền thống cách mạng, từ một vùng đất nghèo, Đại Phác hôm nay đang chuyển mình, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên.

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi với đoàn viên, thanh niên về công tác chuyển đổi số.

Kế thừa những thành quả vĩ đại của Chiến thắng lịch sử 30/4, các thế hệ cha ông đã xây dựng, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt mà Đảng bộ tỉnh Yên Bái xác định là phải tích cực phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống cho nhân dân và xây dựng tỉnh phát triển "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục