Chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông:

Đại biểu Triệu Thị Huyền đề nghị làm rõ tính khả thi của các biện pháp ngăn chặn thông tin xấu, độc trên mạng xã hội

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/11/2017 | 2:42:20 PM

YênBái - YBĐT - Ngày 17/11, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, sau phần trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, đại biểu Triệu Thị Huyền đã nêu ý kiến chất vấn Bộ trưởng. 

Đại biểu Triệu Thị Huyền nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đại biểu Triệu Thị Huyền nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đại biểu Huyền cho biết, hiện nay việc sử dụng mạng xã hội ở nước ta rất phổ biến với hai loại hình là mạng xã hội trong nước và mạng xã hội từ nước ngoài. 

Khác với mạng xã hội trong nước, mạng xã hội từ nước ngoài vẫn gần như không được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, nó gây ra những khó khăn cho công tác quản lý. Thời gian gần đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn những thông tin xấu độc, xuyên tạc, kích động chống phá Nhà nước. 

Quan tâm vấn đề này, đại biểu Triệu Thị Huyền chất vấn: "Đề nghị Bộ trưởng đánh giá hiệu quả cũng như tính khả thi của những biện pháp này trong thời gian tới để ngăn chặn những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội từ nước ngoài”. 

Đại biểu viện dẫn thông tin từ Báo cáo số 4120 của Bộ Thông tin và Truyền thông: tính đến tháng 9 năm 2017, Facebook và Youtube là 2 mạng xã hội có số người sử dụng đông nhất cho đến nay.

Đại biểu nhấn mạnh: "Chính thực tế này cho thấy, chúng ta đang ưu tiên cho sử dụng mạng xã hội do nước ngoài cung cấp vào Việt Nam. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý do máy chủ của các mạng xã hội này đặt ở nước ngoài”. 

"Để tạo điều kiện cũng như thuận lợi trong công tác quản lý, xin Bộ trưởng cho biết, Bộ đã có những giải pháp, chủ trương gì để khuyến khích cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu và phát triển các mạng xã hội do Việt Nam sáng tạo ra và lộ trình thực hiện của chúng ta như thế nào?” - đại biểu nêu câu hỏi.

Trả lời chất vấn của đại biểu Triệu Thị Huyền, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, hiện nay chỉ có một số quốc gia có mạng xã hội trong nước chiếm ưu thế so với Facebook và Google như ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga. Ở Việt Nam, từ năm 2008 đã có một số trang tìm kiếm kỳ vọng có thể thay thế một số trang mạng của nước ngoài nhưng sau một thời gian hoạt động, do tiềm lực tài chính và chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên phải đóng cửa, sau khoảng 2 năm phát triển. Trong đó có Zingme đã chuyển hướng sang phát triển Zalo với khoảng 70 triệu tài khoản đăng ký và đây là mạng có số người sử dụng nhiều sau Facebook và Youtube. 

Từ thực tế đó, nếu có thể thí điểm triển khai một số cơ chế, chính sách nhưng với điều kiện phải ưu tiên đồng bộ cả về tài chính, thuế và giảm bớt các thủ tục hành chính, rồi có những chính sách ưu tiên đặc biệt để quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển. Từ đó ta mới có thể hình thành được hệ sinh thái số lớn mạnh ở Việt Nam. Như thế, chúng ta mới có cơ sở để tin tưởng rằng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng được các sản phẩm thay thế Facebook và Youtube trong 5 - 7 năm tới. 

Điều đó cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện được mô hình "4 nhà", gồm: nhà mạng viễn thông phải hỗ trợ; nhà mạng xã hội trong nước phải vươn lên; nhà quảng cáo trong nước cũng phải tập trung cho những trang này của Việt Nam và nhà phát triển nội dung trong nước. Phải như thế, chúng ta mới có thể xây dựng hệ sinh thái số ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu thay thế 2 mạng lớn nêu trên. 

Được biết, phần chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn tập trung trả lời vào nhóm vấn đề liên quan đến việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử; công tác quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông; về hệ thống dịch vụ truyền thông, việc xã hội hóa các chương trình phát thanh, truyền hình; giải pháp kiểm soát, hạn chế thông tin xấu, độc hại, phản cảm trên mạng xã hội và định hướng thông tin, tuyên truyền văn hóa, đạo đức xã hội.

Minh Quang

Các tin khác
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.

Chiều 25/4, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Ngày 25/4, đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các Ban của HĐND tỉnh đã có buổi giám sát thực hiện một số chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển du lịch và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 theo các nghị quyết của HĐND tỉnh Yên Bái tại huyện Lục Yên.

Đồng chí An Hoàng Linh - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện, Bí thư Đảng ủy Quân sự huyện tặng Đại hội bức cờ thêu mang dòng chữ:

Sáng 25/4, lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Yên Bình tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng (TĐQT) giai đoạn 2019 - 2024. Đây là đơn vị vinh dự được Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Yên Bái chọn làm điểm để rút kinh nghiệm tổ chức trong toàn LLVT tỉnh.

Đồng chí Đoàn Thị Thanh Tâm - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu định hướng tuyên truyền thời gian tới.

Sáng 25/4, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy định kỳ tháng 4. Đồng chí Đoàn Thị Thanh Tâm - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục