Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kiên quyết không để "chìm xuồng" các vụ án tham nhũng

  • Cập nhật: Chủ nhật, 19/11/2017 | 7:42:06 AM

Chiều 18/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Chính phủ. Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước không cho phép "chìm xuồng" các vụ án tham nhũng, tiêu cực.

Tại phiên chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận được 47 chất vấn của các đại biểu xoay quanh nhiều nội dung như: giải pháp ngăn chặn tình trạng chênh lệch giàu nghèo; giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng; xử lý bất cập trong các dự án BOT giao thông; thực hiện thông điệp "Chính phủ kiến tạo", tái cơ cấu ngành nông nghiệp...

Đặt câu hỏi chất vấn, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) cho rằng, cùng với chủ trương xây dựng "Quốc gia khởi nghiệp”, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đưa thông điệp về "Chính phủ kiến tạo”. Vậy nội dung cốt lõi của "Chính phủ kiến tạo” là gì?

Trước băn khoăn của đại biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nội hàm của "Chính phủ kiến tạo” trước hết là chủ động thiết kế chính sách, pháp luật để đất nước phát triển. Trong đó, Nhà nước không làm thay thị trường và nhân dân, cái gì nhân dân làm tốt thì để nhân dân, xã hội làm. Bên cạnh đó, Chính phủ phải xây dựng được môi trường kinh doanh thuận lợi, hướng tới không chỉ dẫn đầu khu vực ASEAN, mà còn vươn lên nhóm các quốc gia phát triển. "Chính phủ kiến tạo" là Chính phủ hành động, nói đi đôi với làm, đề cao trách nhiệm cá nhân, thiết lập kỷ cương; đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới công khai, minh bạch, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp....

Về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây là vấn đề Chính phủ rất quan tâm trong bối cảnh FDI đóng vai trò quan trọng cho xuất khẩu, giải quyết lao động, chuyển giao công nghệ, đặc biệt góp phần thúc đẩy kinh tế trong nước. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ, bên cạnh ưu điểm, FDI vẫn còn một số tồn tại phải xử lý. Đó là công nghệ còn ở mức trung bình, có tình trạng chuyển giá, trốn thuế, vi phạm môi trường trong một số doanh nghiệp FDI. Hiện nay, quan điểm của Chính phủ là kêu gọi đầu tư, nhưng không phải đầu tư bằng mọi giá. Chính vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần triển khai mạnh mẽ và toàn diện hơn việc kết hợp với các doanh nghiệp FDI. Trong đó, hai bên phải cùng phát triển, cùng có lợi. Có thể nói, việc tạo dựng môi trường đầu tư và nguồn nhân lực thật tốt của Việt Nam cũng chính là yếu tố quan trọng để thu hút FDI vào Việt Nam. 

Liên quan đến các dự án BOT hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xã hội hóa, huy động nguồn lực để xây dựng hạ tầng cho đất nước. Đặc biệt, trong những năm qua, lĩnh vực giao thông đã huy động được 210 nghìn tỷ đồng thông qua các dự án BOT.

Song song với những lợi ích nêu trên, Thủ tướng cũng nêu rõ, nhiều dự án BOT giao thông còn hạn chế, tồn tại, chưa làm tốt quy hoạch, còn hiện tượng triển khai ồ ạt, nhiều tuyến đường khiến dư luận bất bình. Chính vì vậy, Chính phủ đã và đang rà soát tổng thể các dự án BOT trên cả nước; tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về BOT để triển khai tốt hơn trong thời gian tới. Chính phủ cũng yêu cầu các cơ quan chức năng phải kiểm soát được tổng mức đầu tư, giá phí các dự án BOT, tổ chức đấu thầu công khai để nhiều nhà đầu tư tham gia.

Trả lời chất vấn của đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) về việc Thủ tướng có hài lòng với kết quả điều hành Chính phủ không?, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của người dân, doanh nghiệp, đất nước đã vượt qua khó khăn và đạt được nhiều thành công quan trọng. Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhận thức rằng đây mới chỉ là kết quả bước đầu, trong khi nền kinh tế Việt Nam quy mô còn nhỏ, thiên tai liên tục xảy ra, khoa học công nghệ còn lạc hậu, nguồn lực còn hạn chế.

"Nói có hài lòng không thì chúng tôi cho rằng chưa được hài lòng. Chúng ta phải thẳng thắn như vậy. Chính vì vậy, cần làm tốt hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa và đồng bộ hơn nữa thì kết quả tốt hơn”, Thủ tướng nêu rõ.

Cũng liên quan đến câu hỏi của đại biểu Lê Thanh Vân về việc liệu các vụ án tham nhũng, cờ bạc hiện nay có bị "chìm xuồng" không?, Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước không cho phép "chìm xuồng" các vụ án tham nhũng, tiêu cực, cờ gian, bạc lận... "Không có vùng cấm trong xử lý tham nhũng. Hệ thống hành pháp phối hợp tư pháp cùng các cấp ngành sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đúng pháp luật, kịp thời và công khai", Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ: Đảng ta đã nhận định từ lâu các nguy cơ tụt hậu, diễn biến hòa bình, tham nhũng và gần đây là sự suy thoái, "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”. Một khía cạnh khác cũng được Chính phủ hết sức lo ngại đó là hiện tượng "trên nóng, dưới lạnh”. Điều này thể hiện ở việc một số cán bộ còn nhũng nhiễu, chưa gần dân, chưa kịp thời giải quyết các nguyện vọng chính đáng của người dân. Do đó, Chính phủ đang nỗ lực xây dựng một bộ máy công quyền kiến tạo, liêm chính, hành động vì nhân dân. Cả bộ máy phải đồng lòng vì nhân dân và được nhân dân tin tưởng.

Trả lời chất vấn của đại biểu Hồ Thị Cẩm Đào (Sóc Trăng) về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướng cho biết, thực hiện Nghị quyết 26 của Trung ương về lĩnh vực này, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia đã được tổ chức thực hiện mạnh mẽ, kịp thời. Trong thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ tái cơ cấu nông nghiệp, nhất là ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; đào tạo nhân lực ở nông thôn. Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia cũng như các chương trình mục tiêu khác, xây dựng văn hóa nông thôn, tình làng nghĩa xóm, đảm bảo môi trường sống ở nông thôn. 

Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ, "chìa khóa” để phát triển nông nghiệp nằm ở người nông dân, từ nhận thức, tư duy đến hành động. Ở đây, người nông dân phải là chủ thể trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại. Để làm được điều này, Chính phủ sẽ phối hợp với Hội Nông dân tổ chức đối thoại với nông dân, qua đó tìm ra lối đi, cách làm mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam./.

(Theo ĐCSVN)

Các tin khác
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ huyện Yên Bình tặng hóa chúc mừng Đại hội đại biểu MTTQ xã Đại Đồng, huyện Yên Bình

Huyện Yên Bình đã hoàn thành Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) cấp xã; đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam huyện lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Người dân Yên Bái tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao để nâng cao sức khoẻ và mức hưởng thụ văn hóa, làm cho cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Thời gian qua, mục tiêu phát triển vì hạnh phúc của nhân dân đã được tỉnh Yên Bái hiện thực hóa ở từng bước đi với những giải pháp cụ thể, linh hoạt, phù hợp và xuyên suốt. Những tiêu chí về một xã hội hạnh phúc mà ở đó người dân hài lòng với chất lượng cuộc sống, môi trường, nền hành chính… đã được đặt lên hàng đầu.

Sáng 28/3, Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế, Trung tâm Việt - Úc thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Lớp bồi dưỡng “Tăng cường kỹ năng lãnh đạo chiến lược khu vực công” dành cho 50 học viên lớp Đề án 11 của Tỉnh uỷ Yên Bái.

Ban tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Yên Bình họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

Là địa phương được tỉnh Yên Bái lựa chọn tổ chức điểm Đại hội Thi đua quyết thắng, giai đoạn 2019 – 2024, đến nay, huyện Yên Bình đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức thành công sự kiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục