Tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII trên địa bàn tỉnh Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/5/2018 | 3:45:49 PM

YênBái - YBĐT - Hiện nay, các nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã và đang được tiếp thu, triển khai thực hiện một cách nghiêm túc ở các cấp ủy Đảng, cơ quan, ban, ngành và cán bộ, đảng viên.

Quang cảnh Hội nghị Trung ương 6 (khoá XII)
Quang cảnh Hội nghị Trung ương 6 (khoá XII)

Trong đó, muốn thực hiện tốt hai nghị quyết số 18 và 19 cần phải tạo được sự thống nhất cao về tư tưởng, nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân. 

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên (PV) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái.

PV: Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên. Xin đồng chí cho biết tầm quan trọng và nội dung chủ yếu của các nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa XII?



Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái
Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn
: Như các đồng chí đã biết, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII họp từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 10 năm 2017, tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị Trung ương đã thảo luận và quyết định ban hành những nghị quyết, kết luận rất quan trọng. Trong đó, có 4 nghị quyết: Nghị quyết số 18-NQ/TW "một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 19-NQ/TW "về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”; Nghị quyết số 20-NQ/TW "về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới” và Nghị quyết số 21-NQ/TW "về công tác dân số trong tình hình mới”. 

4 nghị quyết mà Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 ban hành là những quyết sách quan trọng của Đảng, đề cập đến nhiều vấn đề rộng lớn, hệ trọng của đất nước, vừa cơ bản, vừa cấp bách và là sự cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề ra.
 
Vì vậy, đây là những vấn đề rất khó, phức tạp và nhạy cảm "liên quan đến đổi mới, phát triển xã hội, đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế”; liên quan đến những vấn đề lý luận cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân; liên quan đến quyền lợi, tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; liên quan đến việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mọi người, mọi gia đình, vấn đề bảo vệ, phát triển giống nòi, quốc gia, dân tộc… Đây cũng là những vấn đề tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân, có ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc, thể hiện bản chất ưu việt, tốt đẹp của chế độ ta, được xã hội đặc biệt quan tâm.

P.V: Đồng chí có thể cho biết kết quả việc tổ chức quán triệt, học tập và bước đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII, đặc biệt là hai nghị quyết số 18 và 19 hiện nay trên địa bàn tỉnh?

Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn: Để triển khai Nghị quyết Trung ương 6 kịp thời và có hiệu quả, ngay từ tháng 11 năm 2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo việc học tập, quán triệt nội dung Nghị quyết. Tinh thần chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy là việc học tập, nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết không chỉ đòi hỏi phải nắm chắc, sâu sắc các nội dung của nghị quyết, nâng cao nhận thức, thống nhất về ý chí và hành động, mà còn đòi hỏi mỗi tập thể, cá nhân từ vị trí, trách nhiệm và yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, liên hệ với tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động, đề ra biện pháp, xây dựng lộ trình, bố trí nguồn lực, phân công trách nhiệm, xác định quyết tâm, nỗ lực hành động đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
 
Cùng với việc vừa triển khai Nghị quyết một cách đồng bộ đến từng đảng bộ trực thuộc, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã ban hành kết luận, chương trình hành động để triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6. Công tác tuyên truyền vận động cũng được coi trọng sâu rộng và thường xuyên để tạo sự đồng thuận cao nhất trong toàn xã hội, nhất là đối với công chức, viên chức, người lao động ở những nơi sáp nhập hoặc giải thể.
 
Đặc biệt, đối với 2 nghị quyết: Nghị quyết số 18 về "Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Nghị quyết 19 về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” liên quan đến tinh giản, quyền lợi, tư tưởng tâm tư, cái mới, cái cũ, nếu làm không tốt sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề liên quan đến chính trị nội bộ, an ninh trật tự xã hội, ảnh hưởng đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
 
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 phải gắn bó mật thiết với việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ" và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

P.V: Vậy, để triển khai thực hiện hai nghị quyết 18 và 19 đạt hiệu quả cao, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung vào những giải pháp chủ yếu nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn: Với tính chất, vị trí và tầm quan trọng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa XII, để khẩn trương đưa nghị quyết vào cuộc sống, quan điểm chỉ đạo của tỉnh là khó mấy cũng phải làm, nhất là Nghị quyết Nghị quyết 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW. Đây là một "cuộc đấu tranh” về tư tưởng, bởi khi phải sắp xếp, tinh giản sẽ động đến tổ chức, bộ máy, đến con người, tác động lớn đến tâm tư, tình cảm nên khó là đương nhiên.
 
Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định, phải kiên quyết tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện ngay, không thể vì lý do gì để trì hoãn hoặc thay đổi, có như vậy mới đạt được mục tiêu của Nghị quyết là bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, cần tập trung vào một số nội dung sau đây:

Lấy công tác tuyên truyền, quán triệt, vận động, thuyết phục đi đầu. Đẩy mạnh tuyên truyền trong cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, đến các trường học, các xã, thôn, tổ dân phố, cho đến cả hộ gia đình đều được biết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tất cả các tầng lớp nhân dân và trong xã hội. Đạc biệt khi sắp xếp thôn, bản, tổ dân phố phải lấy người dân trong cộng đồng làm nòng cốt, lấy hộ gia đình là chủ thể để tuyên truyền, từ đó tạo đồng thuận, ủng hộ cao, thuận lợi trong sắp xếp tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị, nhất là việc sắp xếp đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở xã và thôn, bản, tổ dân phố.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ban tuyên giáo cấp huyện chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá về công tác tuyên truyền thực hiện nghị quyết; kịp đề xuất khen thưởng và biểu dương những cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân làm tốt, làm nhanh, sớm ổn định và đi vào hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đồng thời phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, cấp huyện đề nghị xử lý trách nhiệm những tập thể, cá nhân vi phạm cản trở làm ảnh hưởng, trì trệ đến việc triển khai thực hiện các nghị quyết.

Làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong quá trình tổ chức thực hiện các Nghị quyết với yêu cầu thống nhất các ý chí và hành động trong Đảng, đồng thuận của xã hội. Phát huy vai trò, trách nhiệm các cơ quan báo chí, xuất bản, thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên để đẩy mạnh tuyên truyền về cách làm mới, kinh nghiệm hay, mô hình tốt trong thực hiện các nghị quyết của Trung ương. Đấu tranh phê phán các quan điểm, luận điệu sai trái, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, chống phá, chia rẽ nội bộ.

Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết một cách thường xuyên. Cấp ủy, người đứng đầu các địa phương, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết, biểu dương, khen thưởng những đơn vị làm tốt, nhắc nhở, phê bình, xử lý theo quy định của Đảng đối với các đơn vị, cá nhân thực hiện không nghiêm túc, không hiệu quả.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII như một "luồng gió mới” đầy hy vọng và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ. Hiện nay, đông đảo cán bộ, nhân dân đều rất tin tưởng Đảng, Nhà nước lần này đã tìm đúng "toa thuốc” đặc trị những bệnh trầm kha bấy lâu nay. Chúng ta có một niềm tin chắc chắn vào sự thành công trong quá trình triển khai Nghị quyết trên địa bàn tỉnh.

P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

  Thanh Hương (Thực hiện)

Các tin khác
Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau:

Các chiến sĩ Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa giáo dục truyền thống thông qua những kỷ vật thời chiến cho thế hệ trẻ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta vào những năm 1967 - 1968 có thể nói là cam go, khốc liệt nhất. Với khẩu hiệu: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, "Tất cả cho tiền tuyến”, chỉ trong 2 năm 1967 - 1968, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã xây dựng 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh với gần 3.000 quân lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam.

Lãnh đạo tỉnh Phú Yên dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú.

Sáng 26/4, tại Di tích Lịch sử quốc gia thành An Thổ (xã An Dân, huyện Tuy An), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/5/1904-1/5/2024).

Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục