Kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018), hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái (25/9/1958 - 25/9/2018)

Vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/6/2018 | 7:43:42 AM

YBĐT - Đã 70 năm kể từ ngày Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Thời gian đã xa nhưng Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Anh hùng, Chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ IV năm 1966.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Anh hùng, Chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ IV năm 1966.


Mùa xuân năm 1948, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn quyết liệt, tình hình đất nước đang rất khó khăn. Nhằm kêu gọi, động viên toàn thể dân tộc phát huy mọi khả năng, cống hiến to lớn cho cách mạng, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc. Để triển khai chỉ thị này, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.

Với cách viết ngắn gọn, rành mạch, xúc tích, ngôn ngữ giản dị, mở đầu Lời kêu gọi, Hồ Chủ tịch viết: "Mục đích thi đua ái quốc là gì? Và Người trả lời: "Diệt giặc đói khổ, diệt giặc dốt nát, diệt giặc ngoại xâm”. Chỉ với vẻn vẹn 12 từ, Hồ Chủ tịch đã nêu lên nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn Dân cũng như mục đích của phong trào; đồng thời, còn chỉ rất rõ thứ tự ưu tiên, đó là diệt giặc đói trước (để cứu mạng sống của dân), diệt giặc dốt (không có tri thức thì không thể chống được ngoại xâm, nhất là thực dân Pháp.
 
Về tinh thần, Hồ Chủ tịch nêu cụ thể, dựa vào "Lực lượng của dân, tinh thần của dân” để đem lại "Hạnh phúc cho dân”. Về đối tượng và yêu cầu, Người viết: "Vì vậy bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua”.

 Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tác dụng hiệu triệu, lôi cuốn, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi hy sinh gian khổ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng.
 
Đặc biệt, trong những thời khắc cam go, ác liệt của dân tộc, Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân, biến thành sức mạnh đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi vẻ vang.

 Lời kêu gọi thi đua ái quốc cùng với nhiều bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những quan điểm, chỉ đạo, định hướng phong trào thi đua yêu nước trong nhiều thập kỷ qua; là cơ sở để Đảng, Nhà nước bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương về thi đua yêu nước, về công tác thi đua - khen thưởng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng.
 
Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, Đảng và nhân dân ta luôn quán triệt và không ngừng vận dụng sáng tạo tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh để triển khai có hiệu quả phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng. Cụ thể, trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược có các phong trào: "Tuần lễ vàng”, "Bình dân học vụ”, "Ruộng đất là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền phương”…
 
Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam với các phong trào: "Sóng Duyên hải”, "Gió Đại phong”, "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”… Bước vào thời kỳ đổi mới là các phong trào: "Xóa đói, giảm nghèo”, "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, "Lao động giỏi, lao động sáng tạo” và gần đây nhất là: "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”…

Trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Phát huy ý nghĩa, giá trị của Lời kêu gọi thi đua ái quốc, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân hôm nay tiếp tục ra sức thi đua sôi nổi, rộng khắp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để xây dựng nước Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.  
 

Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

"Mục đích thi đua ái quốc là gì?
Diệt giặc đói khổ,
Diệt giặc dốt nát,
Diệt giặc ngoại xâm.
Cách làm là dựa vào:
Lực lượng của dân
Tinh thần của dân, để gây:
Hạnh phúc cho dân.
Vì vậy bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua.
Làm cho mau
Làm cho tốt
Làm cho nhiều.
Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mọi mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa. Thực hiện khẩu hiệu:
Toàn dân kháng chiến
Toàn diện kháng chiến
Trong cuộc thi đua ái quốc, chúng ta
Vừa kháng chiến
Vừa kiến quốc.
Kết quả đầu tiên của thi đua ái quốc là:
Toàn dân đủ ăn đủ mặc.
Toàn dân sẽ biết đọc biết viết
Toàn bộ đội sẽ đầy đủ lương thực, khí giới, để giết giặc ngoại xâm.
Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn.
Thế là chúng ta thực hiện:
Dân tộc độc lập.
Dân quyền tự do.
Dân sinh hạnh phúc.
Ba chủ nghĩa mà nhà đại cách mạng Tôn Văn đã nêu ra.
Để đi đến kết quả tốt đẹp đó, tôi xin:
Các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc;
Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn;
Đồng bào công thương thi đua mở mang doanh nghiệp;
Đồng bào công nông thi đua sản xuất;
Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh;
Nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc phụng sự nhân dân;
Bộ đội và dân quân thi đua giết cho nhiều giặc, đoạt cho nhiều súng.
Nói tóm lại, ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc. Phong trào sôi nổi, thi đua ái quốc sẽ ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân, và sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi trong thi đua ái quốc.
Hỡi toàn thể đồng bào!
Hỡi toàn thể chiến sĩ!
Tiến lên!

Ngày 11 tháng 6 năm 1948.
 Hồ Chí Minh”

  Đ.T

Các tin khác

YBĐT - Kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc/ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái ra mắt hoạt động/ UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 5/ Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10/ Nhà đầu tư Hàn Quốc đến tìm hiểu lĩnh vực xử lý nước thải, môi trường...

Bộ trưởng Chính phủ Liên bang, Bộ trưởng Bang Quebec đón Thủ tướng và Đoàn Việt Nam tại sân bay Jean-Lesage.

Tại Hội nghị G7 mở rộng tại Quebec, Canada, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa các sáng kiến hợp tác thích ứng với biến đổi khí hậu ngăn ngừa rác thải nhựa trên đại dương.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc toạ đàm.

Chiều 8/6, theo giờ địa phương, tức sáng sớm 9/6 theo giờ Việt Nam, tại bang Québec, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự sự kiện Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam-Canada.

YBĐT - Báo Yên Bái trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, tổ chức sáng 9/6.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục