Quốc hội không mở rộng hình thức tố cáo qua điện thoại, thư điện tử

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/6/2018 | 2:31:50 PM

Sáng ngày 12/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tố cáo (sửa đổi) với tỷ lệ 96,1% (468/469 đại biểu có mặt).

Quốc hội thông qua Luật tố cáo (sửa đổi) sáng 12/6.
Quốc hội thông qua Luật tố cáo (sửa đổi) sáng 12/6.

Cụ thể, Luật Tố cáo (sửa đổi) giữ nguyên hình thức tố cáo như hiện này. Theo đó, việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Riêng quy định này, đã có 92,2% đại biểu tán thành giữ nguyên hình thức tố cáo.

Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho hay, đa số ý kiến đề nghị giữ hình thức tố cáo như luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp để bảo đảm tính khả thi.

Một số ý kiến đề nghị mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại, tin nhắn điện thoại… "Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, giữ hình thức tố cáo như Luật hiện hành”, ông Định nói.

Liên quan đến bảo vệ người tố cáo, trong quá trình thảo luận, có ý kiến đề nghị giữ đối tượng được bảo vệ như luật hiện hành. Một số ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng được bảo vệ là người cung cấp thông tin, người làm chứng, người nắm giữ các tài liệu quan trọng liên quan đến nội dung tố cáo, người trực tiếp xác minh và người giải quyết tố cáo.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc xác định đối tượng được bảo vệ theo hướng làm rõ phạm vi người thân thích của người tố cáo trong quy định của luật hiện hành.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, quy định này vừa kế thừa luật hiện hành, vừa bảo đảm tính cụ thể, chặt chẽ của điều luật, đồng thời tập trung nguồn lực cho công tác bảo vệ, bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu giải quyết tố cáo. Đối với các đối tượng khác, pháp luật hiện hành vẫn có đủ cơ chế để bảo vệ khi quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm.

Theo đó, Luật quy định rõ, bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ).

Luật Tố cáo (sửa đổi) gồm 9 chương, 67 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.
 
(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật An ninh mạng. Sau đây là toàn văn Luật An ninh mạng 2018.

Với 423/466 đại biểu có mặt tán thành (86,86%), sáng nay -12/6, Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng.

Ảnh minh hoạ

Dự án luật được xây dựng là công việc thường xuyên và luôn được đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm. Vì vậy, việc góp ý cho những vấn đề quan trọng là cần thiết. Tuy nhiên, việc đóng góp ý kiến của mọi người cần tuân thủ pháp luật và đừng để cho các thế lực thù địch lợi dụng.

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách năm 2016.

Quốc hội quyết bội chi ngân sách nhà nước năm 2016 hơn 248 nghìn tỷ đồng, trong đó bù đắp bằng vay trong nước hơn 197 nghìn tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục