Quốc hội không mở rộng hình thức tố cáo qua điện thoại, thư điện tử

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/6/2018 | 2:31:50 PM

Sáng ngày 12/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tố cáo (sửa đổi) với tỷ lệ 96,1% (468/469 đại biểu có mặt).

Quốc hội thông qua Luật tố cáo (sửa đổi) sáng 12/6.
Quốc hội thông qua Luật tố cáo (sửa đổi) sáng 12/6.

Cụ thể, Luật Tố cáo (sửa đổi) giữ nguyên hình thức tố cáo như hiện này. Theo đó, việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Riêng quy định này, đã có 92,2% đại biểu tán thành giữ nguyên hình thức tố cáo.

Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho hay, đa số ý kiến đề nghị giữ hình thức tố cáo như luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp để bảo đảm tính khả thi.

Một số ý kiến đề nghị mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại, tin nhắn điện thoại… "Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, giữ hình thức tố cáo như Luật hiện hành”, ông Định nói.

Liên quan đến bảo vệ người tố cáo, trong quá trình thảo luận, có ý kiến đề nghị giữ đối tượng được bảo vệ như luật hiện hành. Một số ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng được bảo vệ là người cung cấp thông tin, người làm chứng, người nắm giữ các tài liệu quan trọng liên quan đến nội dung tố cáo, người trực tiếp xác minh và người giải quyết tố cáo.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc xác định đối tượng được bảo vệ theo hướng làm rõ phạm vi người thân thích của người tố cáo trong quy định của luật hiện hành.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, quy định này vừa kế thừa luật hiện hành, vừa bảo đảm tính cụ thể, chặt chẽ của điều luật, đồng thời tập trung nguồn lực cho công tác bảo vệ, bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu giải quyết tố cáo. Đối với các đối tượng khác, pháp luật hiện hành vẫn có đủ cơ chế để bảo vệ khi quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm.

Theo đó, Luật quy định rõ, bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ).

Luật Tố cáo (sửa đổi) gồm 9 chương, 67 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.
 
(Theo Dân Trí)

Các tin khác

Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề thực hiện một số chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển du lịch và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 theo các nghị quyết của HĐND tỉnh Yên Bái, ngày 23/4, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thanh Bình cùng các ban của HĐND tỉnh đã có buổi giám sát tại thị xã Nghĩa Lộ.

Sáng nay - 23/4, đồng chí Đỗ Đức Duy – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đến thăm viếng, động viên các gia đình nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra chiều 22/4 tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Sáng 23/4, đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tại xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái và xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình bị tử vong trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra chiều 22/4 tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh thăm hỏi, trao hỗ trợ cho các nạn nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Chiều nay (22/4), đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thay mặt lãnh đạo tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan đã kịp thời thăm hỏi, động viên các nạn nhân bị thương đang điều trị tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục