Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/7/2018 | 10:25:36 AM

Sáng 16/7, Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tổ chức Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

Tham dự Hội nghị có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; các Uỷ viên Bộ Chính trị: Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; các Bí thư Trung ương Đảng: Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam…

Báo cáo kết quả thực hiện Kết luận số 120-KL/TW ngày 7/1/2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) "Về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở” của Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được trình bày ở Hội nghị cho thấy, trong quá trình triển khai thực hiện Kết luận số 120-KL/TW, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng; xây dựng và chỉnh đốn Đảng; xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, các phong trào thi đua yêu nước; các cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng đời sống văn hóa…

Công tác tuyên truyền, tập huấn cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và kiện toàn Ban Chỉ đạo đã được các cấp quan tâm chỉ đạo. Hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và nhiều địa phương có nhiều đổi mới, nhất là trong công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra, tổ chức hội nghị chuyên đề. Ban Chỉ đạo các cấp đã phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội hướng dẫn và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở khá nền nếp.

Nhận thức về dân chủ và thực hành dân chủ của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân có nhiều chuyển biến.

Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở từng loại hình cơ sở có nhiều tiến bộ, đi vào chiều sâu. Dân chủ đại diện được phát huy, dân chủ trực tiếp được mở rộng; phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được cụ thể hóa trên nhiều lĩnh vực ở cơ sở. Cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” tiếp tục được thực hiện đồng bộ, cụ thể hơn và đạt hiệu quả.

Các cấp ủy đảng tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, mở rộng dân chủ trong Đảng, ban hành nhiều quy định, quy chế cụ thế hóa phương châm trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng cơ chế để nhân dân giám sát chặt chẽ cán bộ, đảng viên, trực diện đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí…

Quốc hội, HĐND tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động. Công tác quản lý, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp chuyển biến mạnh theo hướng gần dân, sát dân, vì dân phục vụ, công khai, minh bạch, cầu thị tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân… Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội đã bám sát nhiệm vụ chính trị, gắn liền với thực tiễn cuộc sống, quan tâm nhiều hơn đến quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên và nhân dân… Vai trò của truyền thông tiếp tục được tăng cường, chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền được nâng lên đã tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận thông tin, nhất là các chính sách có liên quan trực tiếp để người dân hiểu rõ, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và thực hiện đúng, đầy đủ các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở sơ sở, xây dựng hệ thống chính trị và hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước.

"Việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở đã phát huy vai trò, tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; dân chủ trong Đảng, trong quản lý, điều hành của bộ máy Nhà nước các cấp không ngừng được phát huy; bầu không khí dân chủ trong xã hội, trong sinh hoạt cộng đồng dân cư được mở rộng; góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Báo cáo nhấn mạnh.

Báo cáo cũng nêu lên phương hướng trong thời gian tới, trong đó xác định rõ là: Quán triệt quan điểm của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ, tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong tình hình mới.

Tiếp tục phát huy dân chủ, nhất là dân chủ trực tiếp ở cơ sở nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế, sức mạnh trong dân; đưa việc thực hiện dân chủ cơ sở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, đề cao trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền, đặc biệt là trách nhiệm, sự gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật; đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và độ đồng đều về thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình sơ sở.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, cơ sở.

Gắn xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc; thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa…
 
(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính  chủ trì họp Phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải

Thủ tướng nhấn mạnh, khối lượng công việc triển khai năm 2024 là rất lớn, đòi hỏi các các bộ, ngành, địa phương cần tích cực, quyết liệt hơn nữa, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Sáng nay - 29/3, đồng chí Đỗ Đức Duy - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng tiêu cực (BCĐ PCTNTC) tỉnh đã chủ trì Phiên họp thứ 8 của BCĐ để đánh giá kết quả hoạt động quý I, bàn phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam phát biểu tại lễ phát động

Chiều 28-3, ngay sau hội nghị tổng kết hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6-1-1946 – 6-1-2026).

Đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy tham gia trồng cây tại xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên.

Dân vận khéo (DVK) đã trở thành phong trào thi đua chung của cả hệ thống chính trị, được triển khai rộng khắp với hình thức đa dạng, phù hợp, từng bước đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa tích cực trong xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục