Tích hợp nội dung học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các môn học, hoạt động giáo dục ở trường phổ thông

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/9/2018 | 2:58:04 PM

Quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị, việc triển khai quá trình dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tạo nên tác dụng lan tỏa, đồng bộ trong việc giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về phẩm chất và năng lực học sinh.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 05-CT/TW về "Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” - trong đó yêu cầu: "Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, bảo đảm phù hợp với từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo. Đối với học sinh phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, học tập về đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với giáo dục công dân, đạo đức nghề nghiệp".

Quán triệt sâu sắc yêu cầu trên, ngày 27-02-2017, Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Nghị quyết số 69-NQ/BCSĐ, theo đó, chỉ đạo việc "rà soát, biên soạn giáo trình, tài liệu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tổ chức triển khai trong các cơ sở giáo dục và đào tạo", tổ chức biên soạn "Tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" theo tinh thần vừa kế thừa chất lượng của "Tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", vừa bổ sung cập nhật các vấn đề mới của Chỉ thị 05-CT/TW, để dạy học chính thức trong chương trình đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở cấp Trung học cơ sở (các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Âm nhạc, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp), cấp Trung học phổ thông (các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp); đồng thời tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên để triển khai dạy học tích hợp ở tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.

Về mục tiêu tích hợp: Trang bị những hiểu biết cơ bản nhằm giúp cho học sinh có được nhận thức sâu sắc về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; từ đó hình thành thái độ, hành vi đúng đắn, có ý thức quan tâm sâu sắc tới việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành thói quen tự giác và nếp sống hằng ngày của học sinh; Phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực để phấn đấu, rèn luyện trở thành người công dân có đầy đủ phẩm chất và năng lực trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Về nguyên tắc tích hợp: Toàn bộ hệ thống quan điểm về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nội dung tích hợp trong chương trình học của một số môn học và hoạt động giáo dục, được thực hiện trong kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường. Mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở các cấp, bậc học được thiết kế phù hợp với mục tiêu giáo dục của các cấp học, bậc học tương ứng, góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông nói chung; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, được triển khai theo các mức độ tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa theo đặc trưng của môn học và hoạt động, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học, bài học; bảo đảm tích hợp một cách tự nhiên, lô-gich, không gây quá tải,... nhằm tạo nên sự gắn bó nhuần nhuyễn giữa nội dung học tập và sự vận dụng linh hoạt trong thực tiễn.

Về mức độ tích hợp: Trên cơ sở nội dung, đặc điểm và khả năng thực hiện việc tích hợp của môn học và hoạt động giáo dục, giáo viên lựa chọn mức độ tích hợp thích hợp, theo các mức độ chủ yếu sau: (1) Mức độ liên hệ, căn cứ vào nội dung chính/chủ đề của bài học/hoạt động giáo dục để liên hệ với kiến thức về nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; (2) Mức độ tích hợp bộ phận, khai thác một phần của nội dung bài học/hoạt động giáo dục để thực hiện tích hợp với nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; (3) Mức độ tích hợp toàn phần, sử dụng toàn bộ nội dung bài học/hoạt động giáo dục để thực hiện tích hợp với nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Về phương pháp tích hợp: Theo định hướng phát triển năng lực, việc thực hiện tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai theo các phương pháp dạy học tích cực, giáo viên tổ chức, hướng dẫn hoạt động học; tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng sáng tạo và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển.

Hoạt động học tập của học sinh (thông qua một số hình thức chủ yếu như: học lý thuyết; thực hiện bài tập, thực hiện dự án nghiên cứu; tham gia thảo luận, tham quan, cắm trại, đọc và thuyết trình từ thông tin trong sách, tài liệu; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng) được thực hiện thông qua các tình huống giáo dục, với sự hỗ trợ của các phương tiện, thiết bị dạy học như công nghệ thông tin và các hệ thống ứng dụng kỹ thuật số.

Tùy theo mục tiêu cụ thể và tính chất của hoạt động, giáo viên giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn học sinh làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp, bảo đảm mỗi học sinh đều được tạo điều kiện để tự thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm.

Nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phong phú, có mối quan hệ thống nhất, biện chứng, được thể hiện một cách nhuần nhuyễn trong toàn bộ di sản và cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Người. Hiệu quả của quá trình dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tạo nên tác dụng lan tỏa, đồng bộ trong việc giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về phẩm chất và năng lực học sinh.
 
(Theo Tạp chí cộng sản)

Các tin khác

Cách đây 73 năm, trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Thư gửi các học sinh (tháng 9 năm 1945), trong đó chứa đựng những xúc cảm mừng vui, những tin tưởng kỳ vọng của Người vào thế hệ trẻ - những lớp người sẽ kế tục xứng đáng truyền thống vẻ vang của cha ông, mở ra kỷ nguyên, viễn cảnh tươi sáng, giàu đẹp cho đất nước.

Sáng 5-9, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang đã đến dự lễ khai giảng năm học 2018-2019 tại Trường THPT Chu Văn An (TP Hà Nội). Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải.

YBĐT - Cùng với học sinh toàn tỉnh và cả nước sáng 5/9, 1.055 học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trấn Yên chính thức bước vào năm học mới 2018 - 2019. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tạ Văn Long đã dự Lễ khai giảng và chia vui với thầy và trò nhà trường. 


Đồng chí Dương Văn Thống đánh trống chào mừng năm học mới.

YBĐT - Sáng 5/9, đồng chí Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã dự Lễ khai giảng năm học mới 2018 - 2019 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Văn Chấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục