Kỷ niệm 64 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2018)

Xứng đáng trái tim của cả nước

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/10/2018 | 2:44:27 PM

YBĐT - 64 năm qua (10/10/1954 – 10/10/2018) là khoảng thời gian không dài so với hàng ngàn năm lịch sử dân tộc, nhưng chỉ với từng ấy thời gian, Hà Nội đã trải qua biết bao thăng trầm và đã có bước chuyển mình lớn lao chưa từng có. Những thành quả đó có được là nhờ Đảng bộ và nhân dân Hà Nội luôn đoàn kết một lòng, không ngừng đổi mới, kế thừa truyền thống lịch sử vinh quang, chung sức phát triển Thủ đô xứng với niềm tin yêu của cả nước.

Ngày 10/10/1954 đoàn quân chiến thắng tiến về tiếp quản Thủ đô (Ảnh tư liệu).
Ngày 10/10/1954 đoàn quân chiến thắng tiến về tiếp quản Thủ đô (Ảnh tư liệu).

Giao thông đi trước, mở đường

Chưa có giai đoạn nào mà hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Thủ đô lại có những bước phát triển vượt bậc như những năm vừa qua, với hàng loạt công trình, dự án trọng điểm được hoàn thành và đưa vào khai thác. Sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương, sự chủ động, quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng và việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đã mang lại những "quả ngọt”…

Một trong những kết quả nổi bật là việc triển khai hiệu quả Chương trình số 06-CTr/TU về đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị; Chương trình số 07-CTr/TU về tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường thành phố Hà Nội. Hai chương trình này là những bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV và cũng là cụ thể hóa Nghị quyết số 13-NQ/TW (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại. Trong đó, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thực sự đi trước một bước.

Trước kia, từ nội thành đi sân bay Nội Bài, người dân phải đi mất 40km, tương đương khoảng hơn 01 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, ngay sau khi cầu Nhật Tân cùng đường Võ Nguyên Giáp, dài 12km (được khánh thành đi vào hoạt động từ tháng 01/2015) - con đường đẹp nhất Thủ đô đã góp phần rút ngắn thời gian đi sân bay Nội Bài xuống chỉ còn khoảng hơn 30 phút. Hay việc thông xe nút giao thông Long Biên và hoàn thành cầu vượt tại nút giao này đầu năm 2017 đã giúp quốc lộ 5 và đường 5 kéo dài thông tuyến với nhau, kết nối với tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài tạo thành trục xương sống giao thương khu vực Ðông - Bắc Thành phố.

Từ năm 2016 đến nay, Thành phố đã tập trung chỉ đạo hoàn thành 5 dự án, công trình trọng điểm, gồm: Đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái); nút giao thông đường đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì với tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển; đường 5 kéo dài; đường Vành đai 2; nâng cao hiệu quả tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài. Những công trình này đã nâng cao năng lực giao thông của Thủ đô Hà Nội, góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng trên địa bàn, từng bước tạo diện mạo đô thị văn minh, hiện đại.

Gắn bó máu thịt với dân, luôn được nhân dân đặt trọn niềm tin, những năm qua, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã vận dụng sáng tạo những bài học quý báu đúc kết từ lịch sử vẻ vang để làm hành trang viết tiếp những trang sử mới. Hướng đi đúng, cách làm hay, hiệu quả cao đã giúp kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển của Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước.

Tuy chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,1% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp tới gần 16,5% GDP và hơn 19% về thu ngân sách của cả nước. Từ thực tiễn phát triển của mình, Đảng bộ thành phố Hà Nội vừa khẳng định vị trí quan trọng trước toàn Đảng; là thực tiễn sinh động về triển khai hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, qua đó góp phần vào tổng kết kinh nghiệm, hình thành những chủ trương, giải pháp mới cho Đảng và Nhà nước.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến 2030, UBND thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ban, ngành liên quan hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải; tiếp tục điều chỉnh triển khai hệ thống giao thông, kết nối khu vực các tỉnh phía Bắc và phía Nam; đầu tư hoàn thành tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn II và đầu tư đường Vành đai 4... Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XVI (2015 - 2020) tiếp tục xác định phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn là một trong ba khâu đột phá.

Trong nhiệm kỳ này, Thành phố tập trung hoàn thành, đưa vào sử dụng hai tuyến đường sắt đô thị, cơ bản hoàn thành các tuyến đường vành đai; cải tạo, nâng cấp các trục đường hướng tâm; tiếp tục xây dựng, hiện đại hóa hệ thống quản lý, điều hành giao thông công cộng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông ở ngoại thành để chuyển dần các cơ sở sản xuất công nghiệp, trường đại học, các trung tâm, viện nghiên cứu và các bệnh viện ra khỏi khu vực nội thành.

Trong quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong giai đoạn từ 2016 - 2030, Hà Nội sẽ xây dựng mới 14 cây cầu qua sông Hồng, sông Đuống đoạn thuộc địa bàn Hà Nội, trong đó có 10 cây cầu qua sông Hồng, gồm: Cầu Việt Trì - Ba Vì, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Tứ Liên, cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở, cầu Phú Xuyên. Ngoài ra là 4 cầu qua sông Đuống, gồm: Cầu Đuống 2, cầu Ngọc Thụy, cầu Giang Biên, cầu Mai Lâm. Xét về góc độ kinh tế, hạ tầng giao thông tốt luôn là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước…

Xây dựng chính quyền phục vụ

Trong hành trình đầy tự hào của thời kỳ xây dựng và phát triển đã qua, thành phố Hà Nội luôn nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong đó phải kể đến những nỗ lực trong cải cách hành chính, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo cho hiệu quả hoạt động của chính quyền. Đặc biệt, năm 2018, với chủ đề "Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị 2018” gắn với quyết tâm cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính kiến tạo vì người dân, từ Thành phố tới cấp xã đã đạt nhiều kết quả khả quan, ngày càng nâng cao sự hài lòng của các tổ chức, công dân.

Cơ chế "một cửa”, "một cửa liên thông” ngày càng phát huy hiệu quả; kết quả giải quyết hồ sơ đúng hạn năm 2017 đạt 97,33%. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thành công cơ chế "một cửa” trong cung cấp dịch vụ công tại đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tăng liên tục từ năm 2012 (năm 2017 xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố, cao nhất từ trước tới nay); chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX hiện xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố.

Đầu năm 2017, Thành phố triển khai 2 Quy tắc ứng xử văn hóa ở các cơ quan và nơi công cộng, được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân hưởng ứng thực hiện. Đáng chú ý, từ tháng 7/2018, các cơ quan, đơn vị toàn Thành phố đồng loạt triển khai đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng tháng, tạo chuyển biến rõ nét trong chấp hành nội quy, chuyên nghiệp hơn trong tác phong làm việc.

xung dang trai tim cua ca nuoc

64 năm qua Hà Nội đã có bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là "trái tim của cả nước”

Đặc biệt, nhằm cải thiện mối quan hệ công dân - cơ quan hành chính, khắc phục việc chậm thông báo kết quả giải quyết tới người dân, tháng 2/2018, UBND Thành phố phê duyệt Đề án "Cải thiện, nâng cao chất lượng mối quan hệ công dân - cơ quan hành chính Thành phố hướng tới nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả”; tháng 4/2018, Chủ tịch UBND Thành phố ban hành Chỉ thị 07 về nâng chất lượng tiếp công dân, tiếp nhận phản ánh, khiếu nại, tố cáo. Các cơ quan đã nhanh chóng bố trí cơ sở vật chất, định kỳ tiếp dân; sắp xếp cán bộ, công chức giải quyết thủ tục hành chính, cán bộ tiếp dân đảm bảo phẩm chất, thường xuyên được nâng cao nghiệp vụ…

Trên lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, Thành phố Hà Nội luôn kiên trì thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ khắc phục khó khăn với rất nhiều nhiệm vụ giải bài toán "tam nông” (nông nghiệp - nông dân - nông thôn). Sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính trị cùng với sự đồng thuận của người dân trong thời gian qua, những kết quả đạt được của Hà Nội hết sức đáng tự hào: Đến hết năm 2017, Hà Nội đã có 4 huyện (Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức); 294/386 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Hiện, có thêm 4 huyện nữa của Thành phố đang gấp rút hoàn thiện những thủ tục cuối cùng để được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân hiện nay đạt 43 triệu đồng/người/năm. Nhờ vậy đã góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và mức sống giữa khu vực thành thị với các huyện ngoại thành. Bộ mặt làng quê của Thủ đô hôm nay khang trang, xanh sạch, với nhiều công trình hạ tầng mới, nhiều tuyến đường hoa mới cùng nếp sống mới.

Xứng đáng với danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình”

Gắn bó máu thịt với dân, luôn được nhân dân đặt trọn niềm tin, những năm qua, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã vận dụng sáng tạo những bài học quý báu đúc kết từ lịch sử vẻ vang để làm hành trang viết tiếp những trang sử mới. Hướng đi đúng, cách làm hay, hiệu quả cao đã giúp kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển của Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước.

Tuy chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,1% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp tới gần 16,5% GDP và hơn 19% về thu ngân sách của cả nước. Từ thực tiễn phát triển của mình, Đảng bộ thành phố Hà Nội vừa khẳng định vị trí quan trọng trước toàn Đảng; là thực tiễn sinh động về triển khai hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, qua đó góp phần vào tổng kết kinh nghiệm, hình thành những chủ trương, giải pháp mới cho Đảng và Nhà nước.

Hôm nay, Hà Nội không chỉ đóng vai trò là Thủ đô của đất nước mà còn là cầu nối quan trọng để đất nước hội nhập với cộng đồng quốc tế. Hà Nội không chỉ là biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, là nơi hội tụ của văn minh Đại Việt mà còn là nơi kết tinh những giá trị cao đẹp của thời đại Hồ Chí Minh. Hà Nội không chỉ trở thành một trung tâm kinh tế trọng điểm, mà còn là nơi khởi nghiệp của nhiều giá trị tinh hoa trong nước và quốc tế, thu hút nhiều tập đoàn, nhà đầu tư danh tiếng hàng đầu thế giới và là động lực tăng trưởng quan trọng trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa của cả nước.

Thống kê đến nay, Hà Nội đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với hơn 100 thủ đô, thành phố của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2010, Thành phố tổ chức thành công Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, được dư luận trong nước, quốc tế đánh giá cao. Với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”, Thành phố đã chủ trì và phối hợp tổ chức nhiều hội nghị hợp tác với các địa phương trong nước, thực hiện tích cực các nội dung hợp tác phát triển…

Quá trình hội nhập của đất nước ngày càng sâu rộng gắn liền với nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế... đặt ra nhiều yêu cầu mới. Những đòi hỏi này luôn được Thành phố tập trung thực hiện hiệu quả, khẳng định vị thế là trung tâm lớn của đất nước.

An ninh chính trị được giữ vững; trật tự xã hội được bảo đảm; bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu, công trình trọng điểm, hàng nghìn sự kiện chính trị lớn của đất nước và các hoạt động quốc tế mỗi năm; giải quyết thành công các tình huống phức tạp phát sinh; làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

Năm 2016, Hà Nội được bạn bè quốc tế bình chọn đứng vị trí thứ 8 trong danh sách 25 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Lượng khách quốc tế đến và lưu trú ở Hà Nội ngày càng tăng. Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, từ đầu năm đến nay, khách đến Hà Nội đạt 19,7 triệu lượt, tăng 9,2%.

Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 57,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3%. Với những đặc trưng của mùa thu, ngành du lịch Thủ đô kỳ vọng sẽ tiếp tục đón tiếp hàng triệu lượt khách từ nay đến cuối năm. Những kết quả đó không chỉ là minh chứng rõ nét thể hiện sự hấp dẫn của Thủ đô nghìn năm văn hiến, mà còn khẳng định sự yên bình, đáng sống của Thành phố "Vì hòa bình”.

(Theo LĐO)

Các tin khác
Lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh Yên Bái và Thị ủy Nghĩa Lộ chụp ảnh với các đại biểu về dự Đại hội.

Ngày 19/4, với hơn 150 đại biểu chính thức tham dự, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) thị xã Nghĩa Lộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã được tổ chức thành công tốt đẹp.

Chiều nay – 19/4, thành phố Yên Bái và huyện Trạm Tấu đã tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình hợp tác, kết nghĩa năm 2023, triển khai chương trình năm 2024.

Bộ Chính trị đề nghị Trung ương khai trừ Đảng ông Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị khai trừ đảng nhiều cán bộ ở Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc và báo cáo, đề nghị Trung ương Đảng thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Viết Chữ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung.

Căn cứ vào các vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật khiển trách với ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), nhiều cán bộ khác của Bộ này cũng bị kỷ luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục