Nâng cao vai trò dòng họ trong phát triển kinh tế - xã hội

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/12/2018 | 10:52:38 AM

YBĐT - Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay toàn tỉnh Yên Bái có khoảng 495 dòng họ. Nhiều dòng họ có bề dày lịch sử, nhưng cũng có dòng họ mới hình thành gắn kết. Vì vậy, có dòng họ lớn tới 300 hộ, nhưng có những dòng họ nhỏ chỉ có dưới 10 hộ. 

Dòng họ bao gồm cộng đồng những gia đình cùng huyết thống tạo thành, vì vậy dòng họ luôn có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, nhất là những dòng họ người dân tộc thiểu số.

Những năm qua, dưới sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, sự chỉ đạo, hướng dẫn của mặt trận Tổ quốc, hội khuyến học và các tổ chức chính trị xã hội, vai trò của dòng họ trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng xã hội học tập ngày càng được phát huy.

Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc và theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 495 dòng họ. Nhiều dòng họ có bề dày lịch sử, nhưng cũng có dòng họ mới hình thành gắn kết. Vì vậy, có dòng họ lớn tới 300 hộ, nhưng có những dòng họ nhỏ chỉ có dưới 10 hộ. 

Để phát triển kinh tế - xã hội, với sự quan tâm của mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các dòng họ mà người đứng đầu là trưởng dòng họ, người uy tín đã tích cực vận động các thành viên, giáo dục con cháu chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, động viên các gia đình phát triển sản xuất, giữ gìn và phát triển truyền thống của dòng họ. 

Từ đó, nhiều gia đình của họ Vàng, họ Mùa, họ Sa, họ Hoàng, họ Giàng, họ Khang, họ Đoàn, họ Triệu, họ Nông, họ Nguyễn, họ Trần… ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình… đã biết áp dụng mô hình chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ để làm giàu cho mình và giúp các hộ khác tại địa phương vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Từ sự vào cuộc của các dòng họ đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2017 còn 21,97%. 

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí qua phát huy vai trò của dòng họ cũng đã đem lại hiệu quả tích cực. Để xây dựng "Dòng họ học tập (DHHT)”, xây dựng "Xã hội học tập”, dưới sự chỉ đạo của Hội Khuyến học tỉnh, hội khuyến học các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn cho các dòng họ về mục đích, ý nghĩa, nội dung học tập suốt đời và tiêu chí đánh giá, công nhận; củng cố kiện toàn ban khuyến học dòng họ; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng người theo nội dung tiêu chí học tập; gắn việc xây dựng dòng họ với xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hóa, xóa đói giảm nghèo… 

Qua đó, các dòng họ đã tuyên truyền, vận động con cháu xây dựng DHHT nâng cao việc học dưới nhiều hình thức như: học tại trường lớp, trung tâm học tập cộng đồng, qua báo chí, trên Internet… Từ đó, số dòng họ đạt 3 tiêu chí ngày một tăng. 

Năm 2014, năm đầu thí điểm mô hình DHHT, đến năm 2016, số dòng họ được công nhận DHHT là 234 dòng họ; năm 2017 là 241 dòng họ; năm 2018 số đăng ký là 268 dòng họ. Tiêu biểu như dòng họ Sa xã Cát Thịnh; dòng họ Hà chay xã Thượng Bằng La, Văn Chấn; dòng họ Trần, thị trấn Trạm Tấu; dòng họ Triệu, xã Mai Sơn, Lục Yên; dòng họ Đỗ, xã Việt Cường, Trấn Yên; dòng họ Đặng, xã Tân Đồng, huyện  Trấn Yên…

Phát huy vai trò dòng họ trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng xã hội học tập, cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của dòng họ các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cần quan tâm phát huy vai trò vị trí dòng họ qua việc tăng cường chỉ đạo cơ sở thôn, bản tạo điều kiện thuận lợi để các dòng họ phát huy tốt vai trò của mình. 

Tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện đối với người có uy tín, trưởng dòng họ trong thực hiện tốt các chế độ; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức mọi mặt, đặc biệt là việc động viên, biểu dương và khen thưởng kịp thời để họ tiếp tục có những đóng góp xây dựng dòng họ cũng như địa phương phát triển...

Nguyễn Đình

Các tin khác

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc, mở đầu nền hòa bình cho đất nước. Trân trọng và tự hào về những thành quả mà thế hệ cha ông đã đổ máu xương giành được, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm thiết thực để giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bà Nguyễn Hương Giang

Ngày 26/4, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối với Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau:

Các chiến sĩ Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa giáo dục truyền thống thông qua những kỷ vật thời chiến cho thế hệ trẻ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta vào những năm 1967 - 1968 có thể nói là cam go, khốc liệt nhất. Với khẩu hiệu: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, "Tất cả cho tiền tuyến”, chỉ trong 2 năm 1967 - 1968, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã xây dựng 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh với gần 3.000 quân lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục