60 năm Bác Hồ viết tác phẩm "Đạo đức cách mạng" (1958 - 2018)

Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/12/2018 | 8:21:17 AM

YBĐT - Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, đã để lại một di sản đồ sộ về đạo đức cách mạng, trong đó, Người viết tác phẩm "Đạo đức cách mạng (ĐĐCM)”, ký bút danh Trần Lực, đăng lần đầu trên Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản), số 12, năm 1958; đến nay là tròn 60 năm. Đây là tác phẩm có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Hội nghị cán bộ nữ toàn miền Bắc năm 1956.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Hội nghị cán bộ nữ toàn miền Bắc năm 1956.

Sau Hiệp định Geneve, miền Bắc được giải phóng, còn ở miền Nam, cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục. Trong những năm miền Bắc khôi phục kinh tế, bước đầu cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, tâm trạng thời bình, biểu hiện suy thoái và cá nhân chủ nghĩa của đội ngũ cán bộ, đảng viên đã không còn là hiện tượng đơn lẻ, mà là căn bệnh, trở thành nguy cơ của một đảng cầm quyền.

Sớm tiên liệu được tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm ĐĐCM, khẳng định vai trò quan trọng của ĐĐCM; đồng thời, chỉ rõ kẻ thù, những nguy cơ của ĐĐCM, cũng như các biện pháp để ngăn ngừa, sửa chữa căn bệnh đó. 

Người chỉ rõ: "Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ”. Vì vậy, "người cách mạng phải có ĐĐCM làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.

Người cũng khẳng định những nội dung cốt lõi nhất của ĐĐCM mà mỗi cán bộ, đảng viên cần phải tu dưỡng, rèn luyện mới đạt được. Tựu trung là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng; tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. 

Đó là điều chủ chốt nhất, căn cốt nhất, phải trở thành mục tiêu lẽ sống ở đời và làm người của mỗi đảng viên, cán bộ. Phải ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng; đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích cá nhân. 

Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Ra sức học tập Chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng, cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ. Cán bộ, đảng viên phải hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng, tuyên truyền và động viên quần chúng hăng hái thực hiện chính sách và nghị quyết của Đảng.

Trong tác phẩm này, Hồ Chí Minh cũng khái quát thành các chuẩn mực đạo đức cụ thể, bao gồm: Các quan hệ đối với mình, đối với người và đối với công việc; đồng thời nhấn mạnh, xây dựng đạo đức cách mạng phải gắn liền với chống chủ nghĩa cá nhân... Trong tư tưởng của Người, không thể có một đảng luôn trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh… nếu không có một đội ngũ cán bộ, đảng viên của đảng luôn thấm nhuần sâu sắc tinh thần ĐĐCM. 



Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà và đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa và bằng khen của UBND tỉnh cho các trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu.

Tác phẩm ĐĐCM không chỉ là lời nhắn gửi, là khát vọng của Người về việc rèn luyện đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, đó còn là thông điệp, là lý luận của Người về xây dựng một đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh (TSVM), ngang tầm nhiệm vụ cách mạng mà Tổ quốc và nhân dân giao phó. 

Từ mong muốn về một đảng cách mạng phải bao gồm những người ưu tú, tài đức vẹn toàn, theo Hồ Chí Minh, để xây dựng Đảng TSVM, xứng đáng là danh dự và lương tâm của dân tộc, tất yếu phải tránh được ba nguy cơ tiềm ẩn: Sai lầm về đường lối; sa vào chủ nghĩa cá nhân; tự đánh mất mình và rời xa quần chúng. Đảng cũng phải chăm lo xây dựng về trí tuệ và đạo đức để vươn lên ngang tầm nhiệm vụ lịch sử được giao phó.

Người nhấn mạnh, Đảng không chỉ lãnh đạo sự nghiệp cách mạng bằng đường lối, chủ trương đúng, Đảng còn lãnh đạo cách mạng bằng sự mực thước và nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Vì vậy, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao ĐĐCM, hướng lòng mình đến chí công vô tư chính là "một cách tốt nhất để xây dựng Đảng”, thiết thực làm cho Đảng xứng đáng là đội tiền phong của giai cấp và dân tộc.

ĐĐCM không chỉ là tâm nguyện của Người đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, đó còn là một nhiệm vụ, một yêu cầu bức thiết của công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để Đảng luôn TSVM, lãnh đạo cách mạng và phục vụ nhân dân tốt hơn. Đó cũng là ý nghĩa, giá trị to lớn của tác phẩm ĐĐCM đối với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay.

B.T

Các tin khác
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải Nhất của Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023 - 2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024 - 2025).

Kỳ thứ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Ngày 24/4, Đoàn giám sát số 1 của HĐND tỉnh do đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có cuộc giám sát chuyên đề thực hiện một số chính sách pháp luật về hỗ trợ phát triển du lịch tại huyện Lục Yên.

Một buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái

Tại Kỳ họp 6, Quốc hội khoá XV, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã phối hợp tiếp xúc cử tri 5/9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh với trên 1.600 cử tri tham dự. Qua đó, đã tiếp thu và tổng hợp 14 ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết. Đến nay đã có 12/14 ý kiến, kiến nghị được các Bộ, ngành Trung ương có văn bản trả lời. Báo Yên Bái xin gửi tới bạn đọc và cử tri trong tỉnh nội dung chi tiết các trả lời này!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục