Sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố ở Văn Chấn: Chìa khóa ở sự đồng thuận

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/1/2019 | 8:21:42 AM

YBĐT -  Xã Sơn A tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến nhân dân cho việc sáp nhập để bố trí số lượng, chức danh cho những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản. "Đây chính là then chốt để sau khi sáp nhập, mọi hoạt động của từng thôn sẽ đi vào nề nếp và đạt được mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp cơ sở” - ông Sầm Minh Tuấn – Chủ tịch UBND xã Sơn A chia sẻ.

Lãnh đạo xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn trao đổi với người dân về hiệu lực, hiệu quả của đề án sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố. (Ảnh: Thanh Chi)
Lãnh đạo xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn trao đổi với người dân về hiệu lực, hiệu quả của đề án sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố. (Ảnh: Thanh Chi)

Tới đây, 2 thôn Ao Luông 2 và Ao Luông 3, xã Sơn A, huyện Văn Chấn sẽ sáp nhập và đổi tên thành thôn Đoàn Kết, thể hiện sự đồng lòng, quyết tâm trong thực hiện mọi chủ trương của Đảng, các phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Tuy là 2 thôn riêng biệt nhưng người dân có chung khu sản xuất và bãi chăn thả gia súc nên có sự giao lưu và tương đồng trong các hoạt động kinh tế - xã hội. 

Đây cũng là mong muốn của nhân dân khi xã Sơn A xây dựng phương án sáp nhập thôn bản theo Thông tư số 09 của Bộ Nội vụ. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên việc sáp nhập đã nhận được sự tin tưởng và hưởng ứng của đông đảo bà con nhân dân. 

Ông Vì Văn Bắc - Trưởng thôn Ao Luông 2 phấn khởi chia sẻ: "Nay gần 150 hộ dân của 2 thôn Ao Luông 2 và Ao Luông 3 đã chính thức về chung 1 ngôi nhà mới với niềm tin vào sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Chúng tôi sẽ cùng với bà con cố gắng để tiếp tục thực hiện tốt các phong trào thi đua và lao động sản xuất”.

Sau khi sắp xếp, xã Sơn A sẽ chỉ còn 8 thôn, giảm 2 thôn so với trước đây, đòi hỏi việc xây dựng phương án nhân sự mới phải hợp lý. Điều này đã được xã Sơn A thực hiện nghiêm túc ngay từ khi tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến nhân dân cho việc sáp nhập để bố trí số lượng, chức danh cho những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản. 

"Đây chính là then chốt để sau khi sáp nhập, mọi hoạt động của từng thôn sẽ đi vào nề nếp và đạt được mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp cơ sở” - ông Sầm Minh Tuấn – Chủ tịch UBND xã Sơn A chia sẻ.

Đối với xã Đồng Khê, phương án đề nghị huyện phê duyệt là sáp nhập 8 thôn thành 4 thôn, bao gồm: sáp nhập Bản Hốc với Đá Vôi thành Bản Hốc, 2 thôn Văn Tứ 1 và Văn Tứ 2 thành thôn Văn Tứ, thôn Minh Đồng với thôn Phố 2 thành thôn Minh Đồng, thôn Phố 1 với Bản Tín thành thôn Trung Tâm. Theo đó, xã Đồng Khê sẽ có 10 thôn. Tuy giảm 4 thôn nhưng xã không gặp nhiều khó khăn bởi trước đó, nhân dân đã đồng thuận sáp nhập và xã đã hoàn tất việc xây dựng đội ngũ cán bộ thôn bản theo đúng yêu cầu. 

Ông Hoàng Ngọc Xanh – Chủ tịch UBND xã Đồng Khê cho biết: "Ngay khi nhận được Quyết định của UBND tỉnh xã đã tổ chức họp để thông báo và đưa ra phương án thực hiện đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, họp riêng với từng thôn để lắng nghe ý kiến của cơ sở và nhanh chóng đưa bộ máy cán bộ thôn, bản vào hoạt động.”

Thực hiện Kế hoạch số 43 của UBND tỉnh Yên Bái về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả, thời gian qua, huyện Văn Chấn đã tích cực chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện sắp xếp, sáp nhập các thôn, bản và tổ dân phố.  

Trong quá trình sắp xếp, sáp nhập luôn có sự bàn bạc, công khai, minh bạch, kết hợp với việc bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và sự điều hành của chính quyền các cấp; hướng dẫn, triển khai của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; thực hiện thống nhất với kiện toàn, sắp xếp, sáp nhập lại tổ chức chi bộ, ban công tác mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, bản, tổ dân phố. 

Tuy nhiên, với điều kiện địa hình trải rộng, dân cư phân bố rải rác, việc thực hiện sáp nhập một số khu dân cư đòi hỏi quyết tâm chính trị rất cao. Sau khi rà soát 31 xã, thị trấn với 374 thôn, bản, tổ dân phố đã tiến hành sắp xếp lại còn 277 thôn, bản, tổ dân phố; giảm 97 thôn, bản, tổ dân phố (trong đó, 81 thôn bản và 16 tổ dân phố). 

Toàn huyện chỉ có 4 xã không thực hiện sắp xếp thôn, bản là xã Phúc Sơn do có quy mô dân số ổn định; Sùng Đô, Suối Quyền, Suối Bu là các xã vùng cao đặc biệt khó khăn, diện tích các thôn rộng, địa hình chia cắt, đi lại khó khăn. 

Sắp xếp lại quy mô khu dân cư là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp cơ sở. Với sự đồng thuận, nhất trí cao của nhân dân, việc sắp xếp, sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện được thực hiện bảo đảm tiến độ, yêu cầu, đúng quy trình và quy định của pháp luật, nhận được sự đồng thuận của nhân dân, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp cơ sở sau khi sáp nhập.

Thanh Hà - Minh Chiến

Các tin khác
Lãnh đạo tỉnh Phú Yên dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú.

Sáng 26/4, tại Di tích Lịch sử quốc gia thành An Thổ (xã An Dân, huyện Tuy An), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/5/1904-1/5/2024).

Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh thăm, tặng quà ông Hoàng Hải Hồ, ở thôn 6, tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ từ tháng 2/1954-11/1954.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 26/4, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm và tặng quà gia đình thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ hiện đang sinh sống trên địa bàn huyện Lục Yên.

Cán bộ, phóng viên Báo Yên Bái thường xuyên trao đổi nghiệp vụ tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được xác định là nhiệm vụ tất yếu, cấp bách hiện nay và đòi hỏi sự tham gia trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lực lượng xã hội. Trong đó, báo chí - vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, văn hóa đã và đang cho thấy vai trò quan trọng trong cuộc chiến đầy cam go, phức tạp này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục