Yên Bái dự kiến nhập 14 đơn vị hành chính cấp xã

  • Cập nhật: Thứ bảy, 13/4/2019 | 11:19:36 PM

YênBái - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh vừa xây dựng Đề án nhập 14 đơn vị hành chính cấp xã của các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và thành phố Yên Bái. Đề án sẽ được trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII để xem xét tại hội nghị lần thứ 23 tới đây.

Người dân Y Can sẽ cùng Minh Tiến chung một đơn vị hành chính là xã Y Can.
Người dân Y Can sẽ cùng Minh Tiến chung một đơn vị hành chính là xã Y Can.

Theo Đề án, huyện Văn Yên sẽ sáp nhập xã Yên Hưng và xã Yên Thái, xã Hoàng Thắng và xã Xuân Ái. Huyện Yên Bình nhập xã Văn Lãng vào xã Phú Thịnh, xã Tích Cốc vào xã Cảm Nhân. Huyện Trấn Yên nhập xã Minh Tiến vào xã Y Can. Thành phố Yên Bái dự kiến sáp nhập xã Văn Phú với xã Văn Tiến, xã Phúc Lộc nhập vào xã Giới Phiên.

Đề án được triển khai, tỉnh Yên Bái sẽ giảm 7 đơn vị hành chính cấp xã. Cụ thể, toàn tỉnh sẽ còn 173 xã, phường, thị trấn, trong đó: 13 phường, 10 thị trấn và 150 xã.

Việc sáp nhập 14 đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 18, 19 Trung ương 6 khóa XII và theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương cùng các quy định liên quan và trên cơ sở nguyên tắc cân nhắc các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư; yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự , an toàn xã hội, phát triển kinh tế- xã hội…

Đồng thời, Đề án sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ, giải quyết chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động.

Được biết, dịp này, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh cũng sẽ  trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xem xét Đề án thành lập thị trấn Sơn Thịnh của huyện Văn Chấn trên cơ sở giữ nguyên trạng diện tích tự nhiên và nhân khẩu hiện có của xã Sơn Thịnh.

MQ

Tags Yên Bái đơn vị hành chính cấp xã

Các tin khác

Ngày mai (2/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự.

Đồng chí Nguyễn Chương Phát - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh trao hỗ trợ nhà “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên Trần Thị Lan Anh, CĐCS Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.

Ngày 28/7/1947, Đại hội lần thứ nhất Liên hiệp Công đoàn tỉnh được tổ chức, đồng chí Nguyễn Tiến Lãng được bầu làm Chánh Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh. Sự ra đời của Liên hiệp Công đoàn Yên Bái có ý nghĩa to lớn đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), thể hiện sự lớn mạnh của phong trào công nhân Yên Bái. Khi có tổ chức công đoàn, đội ngũ công nhân tỉnh Yên Bái đã tham gia các phong trào hiệu quả hơn, vì có một tổ chức đứng ra tập hợp, lãnh đạo, chỉ đạo có quy mô, có nội dung, phương thức cụ thể, rõ ràng.

Quang cảnh Lễ thượng cờ Thống nhất non sông

Bến Hải-Hiền Lương đã khắc ghi vào lịch sử dân tộc và tiềm thức nhân loại là biểu tượng sáng ngời của niềm tin và khát vọng hòa bình, thống nhất non sông; là ý chí, sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Thanh niên miền Bắc, trong đó có thanh niên Yên Bái hưởng ứng Phong trào “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. (Ảnh: T.L)

Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn, kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, nhân dân Yên Bái tự hào vì đã đóng góp được 29 vạn tấn lương thực, 15 vạn tấn thực phẩm; tiễn đưa gần 25.000 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục