Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/5/2019 | 3:13:55 PM

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, chiều ngày 23/5, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành nội dung làm việc.

Toàn cảnh phiên họp.
Toàn cảnh phiên họp.

Thẩm tra Tờ trình của Kiểm toán nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, về sự cần thiết và phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật, đa số ý kiến thành viên Ủy ban tán thành việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN) để thể chế Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương, Kế hoạch số 07-KH/TW ngày 27/11/2017 của Bộ chính trị và Kế hoạch số 735-KH/ĐĐQH14 ngày 18/01/2018 của Đảng Đoàn Quốc hội và nhằm khắc phục một số khó khăn vướng mắc trong thực hiện Luật KTNN; một số ý kiến đề nghị: Xác định rõ địa vị pháp lý của KTNN trong cơ chế phân công quyền lực nhà nước từ đó xác định mô hình, sửa đổi toàn diện các điều khoản của Luật cho phù hợp với tư tưởng của Hiến pháp và cần tiếp tục hoàn thiện sửa đổi theo hướng KTNN là cơ quan "độc lập chỉ tuân thủ pháp luật”, bổ sung các quy định cụ thể về công khai báo cáo kiểm toán và quy trình thực hiện các khuyến nghị của báo cáo kiểm toán. 

Bên cạnh đó, một số ý kiến của Ủy ban cho rằng việc sửa đổi Luật là chưa thực sự cần thiết vì sau 3 năm thực hiện, cơ bản Luật vẫn phù hợp thực tiễn; nhiều nội dung sửa đổi liên quan đến các Luật chuyên ngành nhưng dự thảo Luật chưa quy định rõ, cụ thể để đảm bảo thống nhất; nhiều sửa đổi quan trọng chưa nhận được sự đồng tình của Chính phủ. Có ý kiến đề nghị không nên bổ sung các quy định liên quan đến Luật khác mà nên tổng kết, đánh giá vướng mắc trong thực tiễn để sửa chính các Luật đó.

Về quyền khiếu nại báo cáo kiểm toán, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 7; điểm a, điểm b khoản 2 Điều 69 để quy định các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến hoạt động kiểm toán có quyền khiếu nại đối với báo cáo kiểm toán. Ủy ban Tài chính và Ngân sách thống nhất bổ sung quy định này để bảo đảm quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên, nếu quy định "cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khiếu nại…” thì phạm vi tương đối rộng và chưa chặt chẽ. Đề nghị cân nhắc quy định giới hạn "đơn vị được kiểm toán, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động KTNN…” được quyền khiếu nại đối với báo cáo kiểm toán. 

Đồng thời để bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại và khiếu nại đến cùng (khiếu kiện ra tòa) đối với báo cáo kiểm toán cần nghiên cứu bổ sung điều, khoản cụ thể để sửa đổi các điều khoản liên quan của Luật Khiếu nại đặc biệt là khiếu kiện ra tòa vì hiện nay Báo cáo kiểm toán của KTNN không phải là quyết định hành chính. Đồng thời lưu ý các quy định đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm toán là người nộp thuế để bảo đảm đồng bộ với Luật Quản lý thuế sửa đổi sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 7. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng cần cân nhắc bỏ cụm từ "pháp lý” trong trong tên của điều 7 Luật KTNN "giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán” vì đã cho phép khiếu nại báo cáo kiểm toán thì sẽ mâu thuẫn với giá trị pháp lý bắt buộc thực hiện.


Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo thẩm tra

Đối với nội dung bổ sung để thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Dự thảo Luật bổ sung khoản 6a Điều 10; khoản 2a điều 11; khoản 4 điều 30, khoản 2 điều 46; khoản 3 điều 71 để KTNN thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. 

Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Tài chính và Ngân sách thống nhất cần bổ sung vào Luật KTNN một số quy định để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của KTNN trong việc phòng, chống tham nhũng. 

Tuy nhiên Luật Phòng chống tham nhũng, Luật KTNN đã quy định nhiều điều khoản để KTNN thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng nên cần rà soát các điều khoản dự thảo Luật đang bổ sung để hạn chế tối đa việc dẫn chiếu lại các quy định trong Luật phòng chống tham nhũng dẫn đến trùng lặp, không cần thiết. Cân nhắc việc bổ sung cụm từ "cùng hồ sơ, tài liệu đã kiểm toán” vào khoản 1 điều 64 Luật phòng chống tham nhũng để quy định như khoản 3 điều 71 dự thảo sửa đổi Luật KTNN vì không thống nhất với Luật Phòng chống tham nhũng. 

Đồng thời bám sát các nội dung quy định tại chương II, chương III Luật phòng chống tham nhũng để quy định vào dự thảo Luật việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng ngay chính trong cơ quan KTNN; cụ thể hóa các nội dung Luật phòng chống tham nhũng dẫn chiếu là thực hiện theo pháp luật về kiểm toán .

Về cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán, Dự thảo luật bổ sung khoản 1, khoản 2, khoản 2a Điều 68 để quy định rõ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán. 

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Tài chính và Ngân sách cho rằng, nội dung của khoản 1, khoản 2 điều 68 như dự thảo Luật là chưa rõ ràng và mở rộng đối tượng kiểm toán so với quy định tại Điều 4 của Luật KTNN hiện hành là "Đối tượng kiểm toán của KTNN là việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán”. 

Cho nên tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động kiểm toán là các tổ chức, cá nhân mà kiểm toán viên xác định được trong quá trình kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và cho rằng các tổ chức, cá nhân đó có hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công của đơn vị được kiểm toán, có những nội dung cần làm rõ để xác nhận, đánh giá và kết luận, kiến nghị về đơn vị được kiểm toán. Tổ chức, cá nhân chỉ trở thành tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm toán khi tổ chức, cá nhân đó liên quan đến việc quản lý sử dụng tài chính, tài sản công của đơn vị được kiểm toán. Đồng thời việc kiểm tra, đối chiếu…đối với tổ chức, cá nhân có liên quan không phải là kiểm toán tổ chức, cá nhân đó. Vì vậy, sửa đổi Luật cần tập trung: làm rõ thế nào là "tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán”; Quy định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán; Quy định quyền hạn, phạm vi, trình tự, thủ tục của KTNN trong việc kiểm tra, đối chiếu… đối với tổ chức, cá nhân có liên quan.

Ngoài các nội dung trên, một số ý kiến của Ủy ban đề nghị rà soát để thống nhất khái niệm "tài sản công” với Luật Quản lý tài sản công; rà soát để quy định đồng bộ với Luật Quản lý thuế; đề nghị đẩy mạnh công tác công khai báo cáo kiểm toán, quy định cụ thể phạm vi, nội dung, thời hạn công khai để tạo sức ép thực hiện kiến nghị kiểm toán; công khai các báo cáo kiểm toán trên trang thông tin điện tử.

(Theo quochoi.vn)

Các tin khác
Lãnh đạo tỉnh Phú Yên dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú.

Sáng 26/4, tại Di tích Lịch sử quốc gia thành An Thổ (xã An Dân, huyện Tuy An), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/5/1904-1/5/2024).

Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh thăm, tặng quà ông Hoàng Hải Hồ, ở thôn 6, tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ từ tháng 2/1954-11/1954.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 26/4, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm và tặng quà gia đình thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ hiện đang sinh sống trên địa bàn huyện Lục Yên.

Cán bộ, phóng viên Báo Yên Bái thường xuyên trao đổi nghiệp vụ tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được xác định là nhiệm vụ tất yếu, cấp bách hiện nay và đòi hỏi sự tham gia trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lực lượng xã hội. Trong đó, báo chí - vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, văn hóa đã và đang cho thấy vai trò quan trọng trong cuộc chiến đầy cam go, phức tạp này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục