Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Mù Cang Chải lần thứ III - năm 2019

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/6/2019 | 3:52:17 PM

YênBái - Ngày 10/6, huyện Mù Cang Chải long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ III, năm 2019. Đây là địa phương được Ban Chỉ đạo Đại hội các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái chọn tổ chức đại hội điểm để rút kinh nghiệm cho các huyện, thị trong tỉnh.

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho 2 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước giai đoạn 2014 – 2019.
Được sự ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho 2 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước giai đoạn 2014 – 2019.

Dự Đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội các DTTS tỉnh; các đồng chí trong Ban Chỉ đạo Đại hội tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố cùng 150 đại biểu ưu tú đại diện cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.

Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ, hướng dẫn của các sở, ngành của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền các cấp huyện Mù Cang Chải đã thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, các chính sách hỗ trợ giáo viên, học sinh, sinh viên vùng dân tộc, người có uy tín. Qua đó, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ hội và điều kiện để đồng bào DTTS, nhất là hộ nghèo vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn ổn định cuộc sống, phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững. 

Nhiệm vụ công tác dân tộc sau 5 năm triển khai thực hiện đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. 

Việc triển khai kết hợp nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư đã giúp địa phương từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Giai đoạn 2014 - 2019, tổng vốn đầu tư từ Chương trình 135 là gần 66 tỷ đồng, Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng nguồn vốn đầu tư trên 19,5 tỷ đồng, hỗ trợ trên 18,7 tỷ đồng cho người dân diện hộ nghèo, hỗ trợ cho giáo viên trên 279 tỷ đồng, cho học sinh trên 252 tỷ đồng, đầu tư trên 21 tỷ đồng hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo. 

Từ năm 2014 đến hết 30/4/2019, toàn huyện đã cấp 270.159 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng người DTTS trên địa bàn 14 xã, thị trấn. 

5 năm qua, từ các nguồn vốn, toàn huyện xây dựng được 259 công trình xây dựng cơ bản với tổng vốn đầu tư trên 575 tỷ đồng, mở mới được 254 km đường giao thông. Đến nay, 100% đường từ huyện đến trung tâm xã được kiên cố hóa, 90% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, 14/14 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia... 

Các chính sách xã hội được triển khai kịp thời đúng đối tượng. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chú trọng, nhất là việc chuyển đổi nghề nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đã bố trí việc làm cho 4.193 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 24% năm 2014 lên 36,5% năm 2019; tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 còn 51,66%, giảm 4,89% so với năm 2014.

Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội các DTTS tỉnh Nguyễn Văn Khánh đã biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao thành tựu mà nhân dân các dân tộc huyện Mù Cang Chải đạt được trong thời gian qua. 

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành và đồng bào DTTS trên địa bàn huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về công tác dân tộc và chính sách dân tộc; phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc trên cơ sở bình đẳng, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển; tăng cường vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, những người có uy tín trong cộng đồng, tích cực vận động nhân dân hăng hái tham gia lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng thôn bản ngày càng giàu đẹp, văn minh; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 

Cùng với đó, huyện Mù Cang Chải  cần khai thác triệt để mọi tiềm năng, lợi thế, huy động tối đa nguồn lực, đẩy nhanh nhiệm vụ phát triển kinh tế vùng cao. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các cây nông nghiệp, cây ăn quả có thế mạnh, ổn định định canh định cư, bảo đảm an ninh lương thực, từng bước đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa. Tích cực chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện tốt các cuộc vận động, thi đua yêu nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Quan tâm đến chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ.



Được sự ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội các DTTS tỉnh trao bằng khen cho 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước giai đoạn 2014 – 2019.

Dịp này, đã có 2 tập thể và 10 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước giai đoạn 2014 - 2019; UBND huyện Mù Cang Chải tặng giấy khen cho 10 tập thể và 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc giai đoạn 2014 - 2019. 

Đại hội cũng đã bầu 18 đại biểu đi dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ III.

Vũ Đồng

Tags Mù Cang Chải đại hội dân tộc thiểu số dân tộc chính sách

Các tin khác
Nghị quyết số 04-NQ/TW khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ...

Tha hóa đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, đặc biệt là ở những người giữ cương vị lãnh đạo quản lý quan trọng sẽ gây tác hại lớn, trực tiếp làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng ta. Tha hóa cũng là biểu hiện ở mức cao của những hành vi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đòi hỏi phải luôn chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và kiên quyết tẩy trừ.

Kết quả biểu quyết chương trình giám sát tối cao của Quốc hội năm 2020

Với 446/447 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm trên 92% so với tổng số đại biểu Quốc hội), sáng 10/6, Quốc hội thống nhất thông qua chương trình giám sát tối cao năm 2020. Nội dung cuộc giám sát chuyên đề được chọn là việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em…

Ảnh minh họa. (Nguồn: Dân trí)

Có thể nói, “tham nhũng vặt” đã trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Nó xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt người dân, doanh nghiệp khi muốn thực hiện thủ tục hành chính nhanh gọn thì cần “biết ý”, có chi phí “lót tay”, “bôi trơn”... Từ thực tế bức xúc của vấn nạn “tham nhũng vặt”, trân trọng giới thiệu loạt bài “Tham nhũng vặt”: Hậu quả không hề “vặt” để góp thêm tiếng nói.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Việt Nam mong muốn thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết những vấn đề toàn cầu, vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh.

Trả lời phỏng vấn báo chí sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) nhiệm kỷ 2020-2021, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, ưu tiên của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an là tăng cường hơn nữa vai trò của chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục