Luật Giáo dục (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành hơn 91%

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/6/2019 | 10:41:16 AM

Luật Giáo dục (sửa đổi) là dự án luật quan trọng liên quan trực tiếp đến người dân nên luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi sát sao của cử tri.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái biểu quyết thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi).
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái biểu quyết thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi).

Sáng nay (14/6), đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành 91,12% (441/446 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, 4 đại biểu biểu quyết không tán thành).

Đây là dự án luật quan trọng liên quan trực tiếp đến người dân nên luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi sát sao của cử tri và nhân dân. Dự án Luật này đã được Quốc hội thảo luận tại 2 kỳ họp (kỳ họp thứ 5 và thứ 6); được Chính phủ tổ chức lấy ý kiến Nhân dân một cách rộng rãi. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp tục lấy ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách và các chuyên gia tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tổ chức vào tháng 4 năm 2019.

Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua gồm 10 chương, 119 điều, trong đó một số nội dung cơ bản đã được tiếp thu chỉnh lý, như về triết lý giáo dục; quy định hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông; về các loại cơ sở giáo dục; chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và thi tốt nghiệp trung học phổ thông; các quy định liên quan đến nhà giáo, người học; vấn đề đầu tư, tài chính trong giáo dục; quản trị của cơ sở giáo dục; quản lý nhà nước về giáo dục.

Trong dự thảo Luật, triết lý giáo dục Việt Nam đã được thể hiện qua mục tiêu "phát triển toàn diện con người Việt Nam" (Điều 2); qua tính chất của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa: nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại (Điều 3); qua nội dung, phương pháp giáo dục và chính sách phát triển giáo dục được thể hiện xuyên suốt trong toàn Luật. Về tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, dự thảo Luật đã thể hiện trong Mục Giáo dục thường xuyên và các điều khoản liên quan. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để làm rõ hơn mục tiêu giáo dục, UBTVQH đã chỉnh lý lại Điều 2 như quy định của dự thảo Luật.



Kết quả biểu quyết thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi)

Dự thảo Luật đã bổ sung nguyên tắc quy định việc liên thông bao gồm liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong giáo dục phổ thông (GDPT), GDNN và GDĐH (Điều 10). Bên cạnh đó, xét thấy nguyên tắc liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân là theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam,dự thảo Luật đã giao Chính phủ quy định cụ thể về Khung trình độ quốc gia Việt Nam và quy định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo.

Về ngưỡng đầu vào đối với trình độ cao đẳng ở các ngành sư phạm và ngành y, dược, tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về nội dung này tại Điều 6.

Về các quy định cụ thể về độ tuổi vào học các cấp học giáo dục phổ thông, Dự thảo Luật quy định độ tuổi của GDPT mang tính nguyên tắc chung và chỉ áp dụng cho giáo dục chính quy. Trường hợp học sinh có độ tuổi cao hơn nhiều so với tuổi quy định thì được tiếp tục học giáo dục thường xuyên. Đối với những trường hợp học sinh học vượt lớp hoặc học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, dự thảo Luật đã giao cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định cụ thể để bảo đảm quyền lợi của người học. Do vậy, tiếp thu ý kiến ĐBQH, nhằm đảm bảo người học lưu ban được học cao hơn tuổi, dự thảo Luật đã bổ sung đối tượng này vào nhóm đối tượng học sinh được học ở tuổi cao hơn tuổi quy định và giao Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định cụ thể (Điều 28).

Về thẩm quyền quyết định việc lựa chọn SGK để sử dụng ổn định trong các cơ sở GDPT trên địa bàn, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, Điều 32 dự thảo Luật đã được chỉnh lý cho phù hợp với quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Về Hội đồng quốc gia thẩm định SGK GDPT, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, dự thảo Luật đã quy định cụ thể về thành phần Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Trên cơ sở quy định cụ thể về thành phần, cơ cấu này, việc giao Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK theo từng môn học ở từng cấp học, để thẩm định SGK và chịu trách nhiệm về SGK GDPT là phù hợp với thẩm quyền chuyên môn mà vẫn bảo đảm tính khách quan. Vì vậy, UBTVQH đề nghị xin được giữ như dự thảo Luật (Điều 32).

Dự thảo Luật cũng đã chỉnh lý, thể hiện rõ hơn nội dung về tiêu chuẩn nhà giáo tại Điều 67. Đồng thời, để bảo đảm tính khả thi, linh hoạt, không làm xáo trộn, không gây áp lực và ảnh hưởng đến giáo viên, công tác tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục,dự thảo Luật không quy định thời gian cụ thể, giao Chính phủ thực hiện việc nâng trình độ chuẩn được đào tạo, tuyển mới giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông theo điều kiện kinh tế - xã hội phù hợp (Điều 72) và bảo đảm chính sách đối với đội ngũ giáo viên mầm non.

Dự thảo Luật giao Chính phủ quy định cụ thể chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm (Ðiều 85), theo đó việc hoàn trả tiền hỗ trợ sẽ được quy định ở văn bản dưới luật. Ðồng thời, phải quy hoạch lại các cơ sở đào tạo sư phạm để bảo đảm cân đối giữa đào tạo và tuyển dụng giáo viên.

Về ý kiến đề nghị giao thẩm quyền cho Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, cho phép thành lập hoạt động, đình chỉ hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, dự thảo Luật tại Điều 112 đã giao Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tiêu chí cho phép hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Trên cơ sở đó, giao Bộ trưởng Bộ GDĐT, thực hiện thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
(Theo VTV)

Các tin khác
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội tập trung phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật với việc xem xét, thông qua 7 dự án luật, 2 nghị quyết.

Cán bộ Phòng Xây dựng Phong trào Toàn dân Bảo vệ an ninh Tổ quốc, Công an tỉnh kiểm tra, đánh giá công tác tăng cường cơ sở tại xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn.

Ngày 16/6/1967, Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 426 về việc thành lập phòng theo dõi phong trào bảo vệ trị an và xây dựng lực lượng công an xã.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tại hội trường. (Ảnh: Doãn Tấn)

Luật Kiến trúc được Quốc hội thông qua vào chiều 13/6 với 88,64% đại biểu tán thành. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.

Ảnh minh họa

Sống trong một xã hội cởi mở, trình độ dân trí ngày càng cao, tinh thần dân chủ được coi trọng, thì đương nhiên cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ có chức có quyền cần phải có tư duy hành xử nhân văn, tác phong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành khoa học, vì sự phát triển tiến bộ của tổ chức, cơ quan, đơn vị; vì cuộc sống yên lành, hạnh phúc của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục