Đại biểu Quốc hội Giàng A Chu: Cứ để “cát tặc” hoành hành thì đê điều kiểu gì?

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/11/2019 | 5:07:08 PM

YênBái - Đê điều hiện nay mà để thay đổi dòng chảy thì đê điều kiểu gì cũng không chịu nổi. Nếu như thay đổi dòng chảy phải có thiết kế, có đầu tư hợp lý, phải gia cố lại, thậm trí phải làm mới để nó không ảnh hưởng đến đê điều.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Giàng A Chu phát biểu thảo luận.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Giàng A Chu phát biểu thảo luận.

Tại phiên thảo luận ở tổ về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, các đại biểu Quốc hội nhất trí bổ sung quy định lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã; thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai ở Trung ương; quy định chính sách ưu tiên bố trí ngân sách cho phòng, chống thiên tai; quy định trách nhiệm của Ban chỉ đạo trung ương, UBND các cấp về phòng, chống thiên tai; quy định thống nhất vị trí, vai trò của lực lượng dân quân tự vệ trong dự thảo Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Quốc phòng hiện hành; quy định về việc dự báo, xây dựng các phương án diễn tập để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đồng ý với những sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Giàng A Chu thấy rằng trong dự thảo không đề cập đến những nơi di chuyển dân ra khỏi nơi nguy cấp sạt lở, hoặc đang sạt lở mà người dân không chịu di chuyển. 

Hay các cơ quan, tổ chức như trường, trạm y tế, UBND xã, di dời dân mà phải xử lý chuyện quy hoạch chuẩn bị dự phòng quỹ đất đai để giải quyết di dời ra khỏi nơi nguy cấp này hết sức khó khăn. Dân thì thực sự rất bảo thủ, các địa phương cũng rất khó khăn và có những nơi người dân chủ quan không chịu di dời. 

Đại biểu Chu tham gia: "Có những nơi cũng luôn luôn xác định tình huống thì giải quyết ngay, nhưng có chuẩn bị được quỹ đất đâu mà giải quyết ngay. Cho nên cái chỗ di dời dân, di dời cơ quan tổ chức ra khỏi những nơi xung yếu là chúng ta chưa quan tâm, đề nghị luật phải đề cập, phải có cái chấn chỉnh và phải nhấn mạnh; chủ yếu là giao cho chính quyền địa phương có bước chủ động”. 

Thống nhất với sửa đổi, bổ sung Luật Đê điều đại biểu Chu cho rằng làm sao phải tăng cường quản lý để không làm thay đổi dòng chảy. Đê điều hiện nay mà để thay đổi dòng chảy thì đê điều kiểu gì cũng không chịu nổi. Nếu như thay đổi dòng chảy phải có thiết kế, có đầu tư hợp lý, phải gia cố lại, thậm chí phải làm mới để nó không ảnh hưởng đến đê điều. 

"Tôi thấy ta cứ nói là đê điều, nhưng sông suối hiện nay, ta cứ để "cát tặc” hoành hành, đưa máy moóc hút cát, sỏi làm sụt lở dần, sụt lở dần thì trời mới kè lại được, đê kiểu gì” - ông Chu nhấn mạnh.

Quang Tuấn (ghi)

Các tin khác

Tham dự Cuộc thi viết “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự” là dịp để cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu về những quy định của Bộ luật Hình sự. Qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi công dân trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ, quyền hạn của mình, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu khẩn trương đưa ra xét xử sơ thẩm đối với 5 vụ án nghiêm trọng, phức tạp, trong đó có các vụ án xảy ra ở Bộ Thông tin và Truyền thông.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Nghị quyết về Đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 vừa được 89,44% đại biểu tán thành.

Họp báo Quốc tế về năm Chủ tịch ASEAN 2020 tại Hà Nội sáng 18/11.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết, với chủ đề “gắn kết và chủ động thích ứng”, trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam sẽ thúc đẩy 5 ưu tiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục