Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Với mọi quốc gia, tăng tuổi nghỉ hưu chưa bao giờ là việc dễ

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/11/2019 | 2:58:30 PM

Bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung đã chia sẻ với báo chí xung quanh viện tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 đối với nam và 60 đối với nữ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội

Sáng nay, 20-11, với 90,06% đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật Lao động (sửa đổi) năm 2019. Một trong những điểm mới được đông đảo người dân quan tâm tại luật này là điều chỉnh tăng dần tuổi nghỉ hưu lên 62 đối với nam (vào 2028) và 60 đối với nữ (vào năm 2035).

Chia sẻ với báo chí sau khi luật được thông qua, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ luật Lao động có nội dung, phạm vi rất lớn và tác động sâu rộng đến hàng chục triệu người lao động cả nước. Có những quy định tại luật này sẽ tác động đến xã hội ngay khi có hiệu lực, nhưng cũng có những nội dung có tác động vài chục năm.

Riêng về quy định tăng tuổi nghỉ hưu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đây là quyết sách rất lớn của Đảng, Nhà nước, là tầm nhìn có tính chất chiến lược nhằm đi trước đón đầu thách thức già hóa dân số.

Mục tiêu bao trùm của quyết sách này là vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xã hội, vừa phải cân đối để đảm bảo công ăn việc làm, bảo toàn, phát triển bền vững quỹ bảo hiểm, giải quyết hài hòa việc bình đẳng và tiến tới giảm dần khoảng cách về giới.

"Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là xu hướng chung của thế giới nhưng cũng chưa bao giờ là dễ với bất cứ quốc gia nào vì nó tác động rất lớn đến hàng chục triệu người lao động. Trong mỗi hoàn cảnh, đối tượng cụ thể phải có cách ứng xử khác nhau"- Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nói.

Phân tích kỹ hơn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, với lộ trình đã được nêu ra rất rõ trong Bộ luật Lao động (sửa đổi), bắt đầu từ 1-1-2021, mỗi năm tuổi nghỉ hưu của nam giới chỉ tăng 3 tháng, nữ tăng 4 tháng so với hiện nay nên sẽ không gây xáo trộn lớn.

Với những trường hợp lao động có trình độ cao, yêu cầu công việc đặt ra thì có thể sẽ được kéo dài tuổi nghỉ hưu nhưng không kéo dài quá 5 năm và họ sẽ không làm công tác quản lý mà chuyển sang làm chuyên gia.

Ngược lại, có khoảng 3 triệu lao động làm các nghề trong danh mục 1.810 ngành, nghề, lĩnh vực, công việc nặng nhọc, độc hại và vùng khó khăn thì có thể được nghỉ hưu sớm hơn 5 năm, thậm chí sớm hơn.

(Theo ANTĐ)

Các tin khác

Chiều nay – 19/4, thành phố Yên Bái và huyện Trạm Tấu đã tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình hợp tác, kết nghĩa năm 2023, triển khai chương trình năm 2024.

Bộ Chính trị đề nghị Trung ương khai trừ Đảng ông Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị khai trừ đảng nhiều cán bộ ở Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc và báo cáo, đề nghị Trung ương Đảng thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Viết Chữ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung.

Căn cứ vào các vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật khiển trách với ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), nhiều cán bộ khác của Bộ này cũng bị kỷ luật.

Các đại biểu dự Hội nghị

Đến hết quý 1, thành phố Yên Bái đã có 21 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm theo Kế hoạch hành động số 236 của Thành ủy; 17 chỉ tiêu đạt trên 50% kế hoạch,

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục