Chính thức bỏ chế độ "viên chức suốt đời" từ 1-7-2020

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/11/2019 | 4:50:53 PM

Với kết quả biểu quyết chiều 25-11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2020.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Chiều 25-11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức với 426/454 đại biểu bấm nút tán thành (chiếm 88,20%).

Theo Luật vừa thông qua, tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới sau khi luật này có hiệu lực sẽ thực hiện ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn, không ký hợp đồng không xác định thời hạn (kể cả đối với trường hợp sau khi kết thúc hợp đồng xác định thời hạn lần 2), trừ viên chức được tuyển dụng mới vào đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, quy định về thực hiện chế độ hợp đồng làm việc xác định thời hạn đối với viên chức được tuyển dụng mới là thể chế hóa Nghị quyết Trung ương về "Thực hiện chế độ hợp đồng viên chức có thời hạn đối với những trường hợp tuyển dụng mới (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn)”.

Quy định này áp dụng đối với viên chức được tuyển dụng sau ngày Luật này có hiệu lực (1-7-2020). Viên chức đã được tuyển dụng trước đó cơ bản không có sự thay đổi về chế độ hợp đồng làm việc so với hiện hành. Việc quy định như vậy là phù hợp với Điều 240 của Bộ Luật Lao động hiện hành và Điều 220 của Bộ Luật Lao động (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.

Luật mới vừa được Quốc hội thông qua cũng quy định việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Theo đó, cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 1-7-2020 được thực hiện theo quy định của Luật này.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Các trưởng đoàn tham dự Lễ ký MOU.

Việc ký kết MOU là một dấu mốc quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác ASEAN-Hàn Quốc lên một tầm cao mới, có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng lực, trình độ phát triển của mỗi quốc gia.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thị trưởng TP Busan Oh Keo-don.

Nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 30 năm Quan hệ đối thoại ASEAN - Hàn Quốc tại thành phố Busan, sáng 25/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Thị trưởng thành phố, ông Oh Keo-don.

Quốc hội bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật mới

Ngày 27-11, kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV chính thức bế mạc. Ngoài việc tiến hành các thủ tục để bầu và phê chuẩn Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, một số dự án luật và nghị quyết quan trọng khác cũng sẽ được cơ quan lập pháp biểu quyết thông qua.

Đại biểu Hoàng Thanh Tùng được giới thiệu bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ của Quốc hội.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 25/11, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội tiến hành bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục