Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960 - 26/7/2020)

Yên Bái đổi mới thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh

  • Cập nhật: Chủ nhật, 26/7/2020 | 8:42:36 AM

YênBái - Từ chỗ chỉ có 12 đồng chí, chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cũng như kiến thức pháp luật, đến nay, viện kiểm sát nhân dân hai cấp của tỉnh đã có 155 cán bộ biên chế, gần 40 cán bộ hợp đồng; 100% kiểm sát viên đạt trình độ đại học, số lượng cán bộ có trình độ đào tạo cao sau đại học ngày càng nhiều.

Viện trưởng Viện KSND tỉnh Nguyễn Hoài Nam trao Bằng khen của Viện KSND Tối cao cho các cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2019.
Viện trưởng Viện KSND tỉnh Nguyễn Hoài Nam trao Bằng khen của Viện KSND Tối cao cho các cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2019.

Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc Lệnh công bố Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (KSND), đánh dấu sự ra đời của ngành KSND.

Trải qua 60 năm xây dựng, trưởng thành, cùng với sự phát triển của ngành KSND, Viện KSND hai cấp tỉnh Yên Bái không ngừng đổi mới thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh. Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Hoài Nam - Viện trưởng Viện KSND tỉnh về nội dung này.

P.V:  Đề nghị đồng chí cho biết những thành tựu của Viện KSND hai cấp tỉnh Yên Bái trong 60 năm qua, đặc biệt là sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020!



Đồng chí Nguyễn Hoài Nam - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh

Đồng chí Nguyễn Hoài Nam: Nhìn lại chặng đường xây dựng, phát triển và trưởng thành, Viện KSND hai cấp tỉnh Yên Bái luôn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Xuyên suốt quá trình phát triển, Viện KSND có 2 chức năng là kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố. 

Trong từng giai đoạn lịch sử, tình hình cụ thể của cách mạng, cùng với sự phát triển của đất nước, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho ngành kiểm sát ngày càng cao hơn. Mặc dù còn khó khăn do thiếu lực lượng, điều kiện làm việc chưa đảm bảo, song trong suốt quá trình phát triển, các thế hệ cán bộ KSND hai cấp tỉnh Yên Bái luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động đề ra những biện pháp phù hợp để hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao. 

Hàng năm, Viện KSND tỉnh đều hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu công tác so với yêu cầu của Quốc hội, của ngành và Tỉnh ủy giao. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng truy tố đúng người, đúng tội hàng trăm vụ án hình sự với hàng ngàn bị can. Trong đó, có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, nhiều vụ án về ma túy, về kinh tế, chức vụ tác động tiêu cực đến trật tự xã hội. 

Những năm qua, hai cấp Viện KSND tỉnh đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội; không để xảy ra oan sai cũng như bỏ lọt tội phạm; qua đó, có tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân, tạo môi trường lành mạnh phát triển kinh tế - xã hội. 

Trong công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, nhất là công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, Viện KSND hai cấp tỉnh đã có nhiều biện pháp thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, góp phần tăng cường pháp chế trong hoạt động tư pháp và khắc phục những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án, vụ việc được công bằng, đúng pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Từ chỗ chỉ có 12 đồng chí, chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cũng như kiến thức pháp luật, đến nay, viện KSND hai cấp của tỉnh đã có 155 cán bộ biên chế, gần 40 cán bộ hợp đồng; 100% kiểm sát viên đạt trình độ đại học, số lượng cán bộ có trình độ đào tạo cao sau đại học ngày càng nhiều. 

Các thế hệ kiểm sát viên luôn giữ vững phẩm chất đạo đức, không ngừng trau dồi nghiệp vụ, kiến thức pháp luật để trưởng thành hơn, thực sự "vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”. Thông qua hoạt động thực tiễn đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bản lĩnh, tự tin hơn khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành tốt những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp của thời kỳ đổi mới, hội nhập.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động của ngành được tăng cường, từng bước đáp ứng yêu cầu. Hiện nay, Viện KSND tỉnh và 9 viện cấp huyện, thị đều có trụ sở khang trang, được bổ sung trang thiết bị, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động nghiệp vụ.

P.V: Đồng chí cho biết những kết quả nổi bật trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát về kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố?

Đồng chí Nguyễn Hoài Nam: Thực hiện yêu cầu cải cách tư pháp, sự chỉ đạo của Viện KSND Tối cao, những năm qua, Viện KSND hai cấp tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra. Hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát được thực hiện ngay từ giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình tố tụng. 

Trách nhiệm của kiểm sát viên trong hoạt động điều tra được tăng cường, công tố gắn chặt hơn với quá trình điều tra, thể hiện ở các hoạt động như: kịp thời đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, yêu cầu điều tra, thực hiện tốt việc phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can, các lệnh bắt, tạm giam bị can, không để xảy ra việc lạm dụng bắt khẩn cấp, tạm giam không có căn cứ; việc truy tố đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không để xảy ra tình trạng oan, sai; hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa được tăng cường. 

Hàng năm, tỷ lệ giải quyết án trong các giai đoạn tố tụng luôn đạt và vượt các chỉ tiêu theo các nghị quyết của Quốc hội và của ngành kiểm sát; số người bị bắt, tạm giữ, bị xử lý về hình sự đạt từ 98% trở lên; tỷ lệ truy tố đúng thời hạn, đúng tội danh đạt 100%; tỷ lệ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng luôn được hạn chế ở mức dưới 2,5%. 

Trong lĩnh vực dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, thi hành án, hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện KSND hai cấp cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Mỗi năm, kiểm sát hàng nghìn các thông báo thụ lý, bản án, quyết định của Tòa án hai cấp; tham gia 100% phiên tòa, phiên họp mà Viện Kiểm sát phải tham gia theo quy định của pháp luật, góp phần bảo đảm việc giải quyết các loại án đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 

Qua hoạt động kiểm sát, mỗi năm ban hành trên 60 kháng, kiến nghị đối với các cơ quan chức năng yêu cầu khắc phục vi phạm trong các lĩnh vực điều tra, tạm giữ, tạm giam, xét xử các loại án và thi hành án hình sự, dân sự, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. 

P.V: Nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi pháp luật trong tình hình mới, đề nghị đồng chí cho biết những giải pháp thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc tranh tụng tại tòa để bảo vệ quyền con người, quyền công dân và bảo vệ chế độ của Viện KSND hai cấp tỉnh Yên Bái!

Đồng chí Nguyễn Hoài Nam: Xuất phát từ bản chất ưu việt của chế độ ta, việc xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm  minh, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa luôn là mục tiêu được Đảng, Nhà nước ta lựa chọn. 

Tuy vậy, trong từng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể mà Đảng, Nhà nước lựa chọn những cách thức, biện pháp phù hợp. Một trong những lựa chọn đó, được thể chế hóa trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 là việc quy định nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa. 

Quy định mới đặt ra cho ngành kiểm sát trách nhiệm mới nặng nề hơn rất nhiều trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. 

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác mới, hai cấp kiểm sát tỉnh Yên Bái đã có nhiều biện pháp triển khai thực hiện như: tăng cường đào tạo, tự đào tạo cán bộ; khuyến khích, động viên cán bộ kiểm sát viên không ngừng trau dồi nghiệp vụ, kiến thức pháp luật để trưởng thành hơn, thực sự "vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”, sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành tốt những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp trong tình hình mới. 

Trong chỉ đạo điều hành, Viện KSND tỉnh nhất quán thực hiện phương châm công tác "Đoàn kết, đổi mới - Trách nhiệm, kỷ cương - Thực chất, hiệu quả”; đề cao tính chủ động, sáng tạo của công chức. Theo đó, yêu cầu người đứng đầu phải thực sự "công bằng, trách nhiệm, gương mẫu”, cấp dưới phải "trung thực, tận tụy, trách nhiệm” trong công việc. 

Yêu cầu đặt ra đối với kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử phải bám sát quá trình điều tra ngay từ khi khởi tố vụ án và xuyên suốt trong quá trình điều tra phải cập nhật, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu đảm bảo việc phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra là có căn cứ, đúng quy định pháp luật; yêu cầu cơ quan điều tra thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm, nắm vững hồ sơ tài liệu vụ án cũng như quy định của pháp luật để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa.

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí! 

Thanh Hương (thực hiện)

Đồng chí Nguyễn Hoài Nam - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh

Tags Yên Bái đổi mới thực hành quyền công tố hoạt động tư pháp

Các tin khác
Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Dự kiến cuối giờ sáng ngày 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sáng 22/5 sẽ hoàn thành công tác nhân sự.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các Anh hùng, Dũng sỹ diệt Mỹ trong Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch, ngày 28/2/1969.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu." Có thể nói, sự giản dị, gần gũi ở Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm có một vị lãnh tụ nào trên thế giới có được.

Các đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến thăm khu di tích lịch sử Tân Trào.

Những ngày tháng 5 này khi được về mảnh đất Tân Trào, nơi Bác Hồ đã ở và làm việc, nhiều người đã không khỏi xúc động.

Đoàn xe vượt Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam với khẩu hiệu “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”.

Có một con đường ra đời đúng ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1959), đó chính là đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh, tuyến chi viện chiến lược cho miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Trên tuyến đường huyền thoại ấy, hàng vạn người đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục