Yên Bái: Tiền đề quan trọng cho nhiệm kỳ mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/8/2020 | 8:12:00 AM

YênBái - Ba kết quả quan trọng để tỉnh Yên Bái tạo tiền đề cho nhiệm kỳ mới.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mù Cang Chải (tháng 8/2019).
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mù Cang Chải (tháng 8/2019).

Bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, Yên Bái phải đối diện với nhiều khó khăn vốn có của một tỉnh miền núi, đa thành phần dân tộc, đặc biệt là thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh.

Tuy nhiên, được sự quan tâm của Trung ương Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt sự đổi mới mạnh mẽ về phương thức lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo hướng phân cấp triệt để, cùng tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm gắn với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, các cấp ủy, chính quyền…, tỉnh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện. 

Hiệu quả cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng

Gần 5 năm qua, tỉnh tập trung cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh. Trong đó, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nhằm tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Nhờ vậy, giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp ước đạt 4,5%/năm cao hơn bình quân chung cả nước (3%/năm). 

Đặc biệt, với nhiều giải pháp đồng bộ, được triển khai bài bản, căn cơ, khoa học và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò của nhân dân trong sản xuất nông nghiệp, nên cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp, thủy sản. 

Đến nay, tỉnh hình thành rõ nét các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh cao sản có quy mô lớn với 10 sản phẩm nông - lâm nghiệp chủ lực gồm: vùng quế gần 78.000 ha, tre măng Bát độ trên 6.600 ha, sơn tra gần 10.000 ha, lúa đặc sản chất lượng cao 3.000 ha, ngô 15.000 ha, cây ăn quả gần 10.000 ha, chè 8.000 ha, dâu tằm gần 1.000 ha, nguyên liệu gỗ rừng trồng trên 220.000 ha, đàn trâu, bò gần 130.000 con, vùng nuôi thủy sản trên 2.600 ha và trên 2.000 lồng cá. 

Trong XDNTM, tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức của một tỉnh miền núi để vận dụng linh hoạt các nguồn vốn của trung ương, địa phương, đặc biệt phát huy vai trò chủ thể của nhân dân vào quá trình XDNTM nên đạt nhiều kết quả nổi bật. Hiện, toàn tỉnh có 76 xã đạt chuẩn NTM, gấp 3 lần so với mục tiêu Nghị quyết. 

Có hai địa phương hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; trong đó, Trấn Yên là huyện đầu tiên khu vực Tây Bắc đạt chuẩn NTM. Cùng đó, tỉnh đã bước đầu thành công việc cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo từ 75,5% năm 2015 lên 80,5% năm 2019. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 ước đạt 13.000 tỷ đồng, gấp 1,8 lần năm 2015. 

Thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược

Xác định 3 đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng (hoàn thiện thể chế và cải cách hành chính; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng kết cấu hạ tầng) là một trong những nhiệm vụ then chốt, trọng tâm, thời gian qua, tỉnh tập trung nhiều giải pháp quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, nhằm hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm cũng như công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trong chương trình làm việc với đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chủ trì mới đây, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà cho biết: "Sau gần 5 năm thực hiện 3 đột phá chiến lược theo tinh thần  Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Yên Bái đã hoàn thành rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, các quy hoạch ngành, lĩnh vực then chốt của tỉnh; ban hành 48 chính sách đồng bộ, tập trung phát huy tiềm năng, lợi thế, khơi thông các nguồn lực, điểm nghẽn, thúc đẩy hiệu quả quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, XDNTM, chăm lo an sinh, phúc lợi xã hội, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. 

Cùng đó, công tác cải cách hành chính được tỉnh triển khai thực hiện một cách quyết liệt; kịp thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên các lĩnh vực. 

Đặc biệt, sau khi đưa Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã đi vào hoạt động liên thông, đã giải quyết 100% thủ tục hành chính với tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trên 99%; qua đó, góp phần xếp hạng của tỉnh về cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh hàng năm tăng từ 6 - 8 bậc.

Thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư đồng bộ. Bởi vì, tỉnh xác định đẩy nhanh liên kết các vùng, miền trong tỉnh cũng như kết nối Yên Bái với các tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra diện mạo mới. 

Vì vậy, gần 5 năm qua, tỉnh đã đa dạng hóa nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, với tổng vốn đầu tư đạt trên 50.000 tỷ đồng, tăng 45% so với trước nhiệm kỳ, tập trung cho các dự án trọng điểm như: cầu Tuần Quán, cầu Bách Lẫm kết nối quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường vành đai suối Thia kết hợp phát triển quỹ đất thị xã Nghĩa Lộ; đầu tư nâng cấp hạ tầng thành phố Yên Bái…

Nhờ vậy, trong nhiệm kỳ qua, tỉnh đã hoàn thành và đưa vào khai thác gần 1.200 công trình hạ tầng đô thị, NTM, thủy lợi, trường học, y tế, 2 cầu bắc qua sông Hồng, bê tông hóa gần 1.800 km đường giao thông nông thôn; hoàn thành 11/19 dự án trọng điểm; đặc biệt, đến nay 100% xã, 80% thôn, bản có cáp quang băng thông rộng cung cấp dịch vụ Internet. 

Cùng đó, tỉnh chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng tốt yêu cầu sự nghiệp đổi mới. Hiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63%, tăng 18% so với năm 2015; trong đó, tỷ lệ lao động khu vực nông thôn giảm từ 69,4% năm 2015 xuống còn 61,9% năm 2020; tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức khối hành chính, sự nghiệp có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên chiếm 73,4%; trong đó, tiến sỹ, thạc sỹ chiếm khoảng 6%; tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng đạt 51,5%.

Đột phá từ công tác cán bộ

Xác định "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, trong đó có giải pháp để tăng cường tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, cấp ủy là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ trẻ… trong những năm qua, cùng với việc tập trung kiện toàn, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tỉnh đã năng động, sáng tạo, triển khai bài bản các nghị quyết về công tác cán bộ của Trung ương; trong đó, Đề án 11 về xây dựng và tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 là một minh chứng. 

Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Yên Bái ngày 9/6 vừa qua, đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khẳng định: "Đây là Đề án được Tỉnh ủy Yên Bái triển khai xây dựng công phu, bài bản. Đây không chỉ tư duy nhiệm kỳ mà đã phá vỡ tư duy nhiệm kỳ về công tác cán bộ, nhằm bổ sung nguồn cán bộ chất lượng cao cho Yên Bái trong những năm tới”. 

Đến nay, số cán bộ trong Đề án 11 được quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 là 51 đồng chí; số cán bộ là cấp ủy viên cấp huyện và tương đương là 12 đồng chí; số cán bộ đã được bổ nhiệm, luân chuyển, điều đồng, tăng cường từ 1/1/2019 đến nay gồm 34 đồng chí; trong đó, có 3 đồng chí được bổ nhiệm giữ các chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.

Lời kết

Gần 5 năm qua, nhờ đổi mới phương thức lãnh đạo, thực hiện cơ chế, nhiệm vụ chính trị hằng năm theo hướng "giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm”, cơ bản hóa chỉ tiêu, nhiệm vụ cho từng  tổ chức và cá nhân người đứng đầu, đặc biệt sự đoàn kết thực chất, thống nhất thực sự trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giúp cho tỉnh vượt mọi thách thức vươn lên một cách mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu vượt bậc. 

Trong đó, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa vùng thấp và vùng cao, giữa đô thị và nông thôn, giữa Yên Bái với các tỉnh trong vùng. Dự ước, hết năm 2020, có 19/21 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết; trong đó, có 11 chỉ tiêu vượt; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 32,21% năm 2016 xuống còn 7,56% năm 2020; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước đạt 3.600 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm 2015, vượt 20% mục tiêu Nghị quyết. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều bước đột phá, quốc phòng - an ninh được giữ vững… 

Đó là những dấu ấn, tiền đề quan trọng để Đảng bộ tỉnh tiếp tục thực hiện thành công 5 định hướng phát triển, 3 đột phá chiến lược, 5 chương trình trọng điểm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trước mắt là tập trung chỉ đạo tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp và chủ động chuẩn bị cho một nhiệm kỳ mới, chặng đường phát triển mới, với tư duy, khát vọng đưa Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng phát triển "xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.

Văn Tuấn

Các tin khác
Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau:

Các chiến sĩ Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa giáo dục truyền thống thông qua những kỷ vật thời chiến cho thế hệ trẻ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta vào những năm 1967 - 1968 có thể nói là cam go, khốc liệt nhất. Với khẩu hiệu: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, "Tất cả cho tiền tuyến”, chỉ trong 2 năm 1967 - 1968, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã xây dựng 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh với gần 3.000 quân lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam.

Lãnh đạo tỉnh Phú Yên dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú.

Sáng 26/4, tại Di tích Lịch sử quốc gia thành An Thổ (xã An Dân, huyện Tuy An), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/5/1904-1/5/2024).

Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục