Đưa ASEAN thành cộng đồng số hàng đầu

  • Cập nhật: Chủ nhật, 24/1/2021 | 9:11:58 AM

Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ nhất (ADGMIN1) đã bế mạc ngày 22-1 sau hai ngày họp và thông qua Kế hoạch Tổng thể kỹ thuật số ASEAN 2025 (ADM2025). Kế hoạch này sẽ giúp hướng dẫn sự hợp tác kỹ thuật số của các nước thành viên, đưa ASEAN trở thành cộng đồng kỹ thuật số và khối kinh tế kỹ thuật số hàng đầu.

Tiềm năng phát triển kinh tế số của các nước ASEAN rất lớn
Tiềm năng phát triển kinh tế số của các nước ASEAN rất lớn

Động lực và thử thách

Đại dịch Covid-19 đã mang đến những thách thức chưa từng có, một "thế giới hoàn toàn mới”. Việc nắm bắt các cơ hội phát triển từ kinh tế số ở "thế giới hoàn toàn mới” có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phục hồi tăng trưởng, tăng cường kết nối, nâng cao vị thế của ASEAN trong những năm tới.

Kế hoạch ADM2025 vừa được thông qua có 8 nội dung chính, gồm: Ưu tiên đẩy mạnh sự phục hồi của các nước thành viên ASEAN sau đại dịch Covid-19; tăng cường chất lượng và độ bao phủ của hạ tầng băng thông rộng cố định và di động; cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số đáng tin cậy và ngăn chặn thiệt hại đến người tiêu dùng; thiết lập thị trường cạnh tranh và ổn định cho việc cung ứng dịch vụ kỹ thuật số; tăng cường chất lượng và sử dụng dịch vụ chính phủ điện tử; dịch vụ kỹ thuật số kết nối doanh nghiệp; thiết lập cơ sở hạ tầng cho thương mại xuyên biên giới; nâng cao khả năng cho doanh nghiệp và người dân tham gia nền kinh tế kỹ thuật số và một xã hội kỹ thuật số hài hòa trong ASEAN.

Các cơ hội kinh doanh trong những lĩnh vực mới như kỹ thuật công nghệ tài chính, kỹ thuật công nghệ y tế và kỹ thuật công nghệ giáo dục... đang rộng mở và được các nhà đầu tư quan tâm. Kinh tế số không chỉ là bệ phóng cho tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN những năm tới, mà còn là cơ sở thúc đẩy kết nối khu vực này với các nước đối tác.

Tuy nhiên, để đối phó với mối đe dọa xuyên biên giới nhằm phát triển khu vực thành khối kinh tế kỹ thuật số, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin khẳng định, ASEAN cần chú ý đến mối đe dọa an ninh mạng đang thay đổi nhanh chóng, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, bao gồm cả vấn đề an ninh quốc gia. 

Niềm tin từ nội lực

Đại dịch Covid-19 đã buộc ASEAN phải hướng đến việc số hóa, đồng thời nó đã trao cho các quốc gia thành viên một động lực để tiến nhanh hơn trên con đường này. Tiềm năng phát triển kinh tế số của các nước ASEAN được giới chuyên gia đánh giá là rất lớn khi khu vực này hiện có khoảng 400 triệu người dùng internet và riêng trong năm 2020, đã có thêm 40 triệu người dùng mới. Việc áp dụng kỹ thuật số cũng sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng tại ASEAN với động lực từ những người tiêu dùng kỹ thuật số bản địa.  

Trong Báo cáo "Tương lai tiêu dùng tại các thị trường có số lượng người tiêu dùng tăng trưởng nhanh - ASEAN”, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự báo, trong 10 năm tới, ASEAN sẽ có thêm 140 triệu người tiêu dùng, chiếm 16% tổng số người tiêu dùng mới của thế giới. Các lĩnh vực kỹ thuật số của Đông Nam Á tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và dự kiến sẽ vượt mốc 300 tỷ USD vào năm 2025. 
Theo WEF, nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN sẽ thực sự bùng nổ và bao trùm, khi người tiêu dùng chấp nhận kỹ thuật số, các nhà đầu tư đẩy mạnh kinh doanh kỹ thuật số sáng tạo và chính phủ hỗ trợ cho các chương trình chuyển đổi kỹ thuật số quan trọng. "Với lợi thế là một khối thị trường rộng lớn, ASEAN đang đứng trước một bước nhảy vọt về kinh tế - xã hội”. 

Theo hãng thông tấn Bernama của Malaysia, hội nghị lần này cũng đã thông qua Tuyên bố Putrajaya "ASEAN: Một cộng đồng kết nối kỹ thuật số”, đồng thời nhất trí sẽ tổ chức Hội nghị ADGMIN lần thứ hai và các cuộc họp với các đối tác đối thoại và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) tại Myanmar vào cuối năm nay.

Theo Bộ trưởng Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia Saifuddin Abdullah, Cybersecurity Malaysia (CSM), một cơ quan thuộc bộ này, đã triển khai chương trình cấp chứng chỉ chuyên nghiệp về an ninh mạng tên gọi Global ACE (Chương trình đào tạo an ninh mạng được công nhận toàn cầu) và Malaysia muốn cung cấp chứng chỉ này cho các nước ASEAN. 

(Theo SGGP)

Các tin khác

Ngày 24/4, Đoàn giám sát số 1 của HĐND tỉnh do đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có cuộc giám sát chuyên đề thực hiện một số chính sách pháp luật về hỗ trợ phát triển du lịch tại huyện Lục Yên.

Một buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái

Tại Kỳ họp 6, Quốc hội khoá XV, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã phối hợp tiếp xúc cử tri 5/9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh với trên 1.600 cử tri tham dự. Qua đó, đã tiếp thu và tổng hợp 14 ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết. Đến nay đã có 12/14 ý kiến, kiến nghị được các Bộ, ngành Trung ương có văn bản trả lời. Báo Yên Bái xin gửi tới bạn đọc và cử tri trong tỉnh nội dung chi tiết các trả lời này!

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Lạng Sơn thực hiện nghi thức nhấn nút khai trương giao diện mới Báo Lạng Sơn điện tử.

Sáng 24/4, Báo Lạng Sơn long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024).

Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Bình làm tốt công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ phong trào Thi đua Quyết thắng.

Những năm qua, phong trào Thi đua quyết thắng (TĐQT) của lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Yên Bình đã được triển khai thực hiện thường xuyên, đồng bộ, toàn diện, có nội dung trọng tâm, có sức lan tỏa mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục