“Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” tôn vinh quan hệ Việt-Lào

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/8/2022 | 9:39:47 AM

Thông qua các tiết mục văn nghệ đặc sắc, các phóng sự chuyên đề và giao lưu với các khách mời, chương trình đã khắc họa một cách khái quát quan hệ đặc biệt, gắn bó keo sơn giữa hai nước.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự.

Tối 29/8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam-Lào và Truyền hình Quốc hội Việt Nam phối hợp thực hiện chương trình truyền hình đặc biệt mang tên "Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”.

Chương trình nhằm tôn vinh tầm vóc và giá trị đặc biệt của mối quan hệ Việt Nam-Lào, tri ân công lao của Đảng, Nhà nước, chiến sỹ và nhân dân hai nước trong sự nghiệp đấu tranh vì nền độc lập nước nhà, đồng thời nhắc nhớ truyền thống quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.

Tham dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội.

Chương trình còn có sự góp mặt của các cựu chiến binh đến từ Ban Liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào; các cán bộ, chuyên gia đã và đang công tác tại Lào của Binh đoàn 11, Bộ Quốc phòng; các học viên, sinh viên, nghiên cứu sinh Lào đến từ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Quân Y, Học viện Ngoại giao, Đại học Ngoại thương và 100 đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Chương trình gồm 5 phần: "Tình hữu nghị trăm năm”, "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng cho mối quan hệ Việt-Lào”, "Liên minh chiến đấu Việt Nam-Lào, biểu tượng của mối quan hệ vĩ đại, tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt”, "Hợp tác giáo dục đào tạo-du học sinh” và "Tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện”.

Thông qua các tiết mục văn nghệ đặc sắc, các phóng sự chuyên đề và giao lưu với các khách mời đến từ hai nước Việt Nam, Lào, chương trình đã khắc họa một cách khái quát mối quan hệ đặc biệt, gắn bó keo sơn giữa hai nước.

Năm 2022 tròn 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962-5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào (18/7/1977-18/7/2022), nhưng trên thực tế, mối quan hệ hữu nghị Việt-Lào đã được khơi nguồn từ trước đó nhiều thập kỷ, thậm chí còn có những minh chứng cho thấy hai quốc gia đã có sợi dây liên kết, gắn bó từ hàng thế kỷ trước.


Hình ảnh xúc động của các lưu học sinh Lào sau nhiều năm gặp lại các thầy giáo Việt Nam. 

Mối thân tình gắn bó này được thể hiện qua những câu chuyện được lưu truyền trong dân gian, những dấu tích lịch sử và cho đến nay vẫn được nhân dân hai nước Việt Nam-Lào gìn giữ, trân trọng. Đó là câu chuyện về công chúa Nhồi Hoa của nước Lào mang hàng trăm con voi sang giúp Việt Nam đánh giặc. Tình cảm của người dân Việt Nam với vị công chúa nước Lào đã cho thấy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam-Lào từ hàng trăm năm trước đây và trong khó khăn, nguy nan, mối quan hệ ấy càng được thử thách, sự gắn bó đoàn kết càng trở nên rõ ràng hơn.

Bước vào thế kỷ 20, trong bối cảnh cả hai đất nước đều phải đối mặt với những kẻ thù chung, mối quan hệ gắn bó đặc biệt Việt Nam-Lào đã được nâng lên một tầm cao mới khi Đảng Cộng sản Đông Dương - tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ra đời.

Cùng chia sẻ khát vọng độc lập, tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong đã đặt nền móng cho mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước. Điều này được thể hiện qua liên minh chiến đấu Việt Nam-Lào, biểu tượng của mối quan hệ vĩ đại, tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt và mối quan hệ hợp tác giáo dục đào tạo... có bề dày lịch sử hơn 60 năm, cũng như các chương trình, dự án hợp tác toàn diện trong thời kỳ xây dựng, phát triển của hai nước.

Những thành quả hợp tác to lớn đạt được của quá khứ và hiện tại chính là hành trang quý báu của hai dân tộc, và là cơ sở vững chắc để các thế hệ Việt Nam-Lào hôm nay, mai sau tiếp tục phát huy, để quan hệ đặc biệt Việt-Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đặt ra 8 chỉ tiêu cơ bản trong nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Các hội nghị báo cáo viên đã được tổ chức luân phiên tại một số sở, ngành, đơn vị huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Trong ảnh: Quang cảnh Hội nghị báo cáo viên pháp luật.

Hiện nay, các hội nghị báo cáo viên (BCV) Tỉnh ủy đã tổ chức trực tuyến kết nối điểm cầu tới 100% đơn vị cấp huyện. Các hội nghị BCV đã được tổ chức luân phiên tại một số sở, ngành, đơn vị huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Công tác phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các sở, ngành, đơn vị cấp huyện để cung cấp thông tin cho đội ngũ BCV được tăng cường.

Quang cảnh Phiên họp bất thường tháng 8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chiều 29/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì Phiên họp bất thường tháng 8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét giao danh mục và mức vốn cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi gặp mặt.

Sáng 29/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã gặp mặt 80 đại biểu đại diện cho gần 500 đại biểu dự Đại hội XI, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục