Yên Bái dự Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/9/2022 | 1:37:34 PM

YênBái - Sáng 27/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023 kết nối trực tuyến với 49 điểm cầu tại Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước.

Đây là lần thứ hai trong nhiệm kỳ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai chương trình giám sát của Quốc hội. 

Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo HĐND, Ủy ban MTTQ tỉnh cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy Cùng các đại biểu tham dự tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.

Tại Hội nghị, sau khi nghe báo cáo tóm tắt đánh giá kết quả thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022 và triển khai Chương trình giám sát năm 2023, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện và các giải pháp triển khai Chương trình giám sát năm 2023; trong đó, tập trung đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện 4 chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2023. 

Đó là các chuyên đề: "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”; "Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”; "Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” và "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”.

Cùng với đó, các đại biểu cũng tập trung đưa ra các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động xem xét các báo cáo; công tác triển khai hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn năm 2023; việc tăng cường giám sát để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giải pháp tăng cường sự chỉ đạo và trách nhiệm giám sát, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân…


Quang cảnh Hội nghị.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Để triển khai có hiệu quả Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023 và Kế hoạch số 248 nhằm triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH và từng đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan cần tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, đặc biệt là yêu cầu tại văn kiện Đại hội XIII của Đảng về "đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội”; xác định việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát là nội dung quan trọng, khâu then chốt trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. 


 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận Hội nghị.

Chủ tịch Quốc hội cùng đề nghị tiếp tục nghiên cứu xác định rõ hơn phạm vi, đối tượng, phương pháp, hình thức giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nâng cao chất lượng xây dựng chương trình giám sát; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong triển khai hoạt động giám sát. Đồng thời, tăng cường giám sát của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Quốc hội với các tổ chức đảng, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động giám sát để phát huy vai trò giám sát của mỗi cơ quan, cùng tạo sức cộng hưởng thúc đẩy, nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm soát quyền lực. 

Triển khai Kết luận số 843 của Đảng đoàn Quốc hội về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, sớm rà soát, tổng kết, đánh giá và nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về hoạt động giám sát, đặc biệt là Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND để phù hợp với yêu cầu kiểm soát quyền lực trong tình hình mới…

Thanh Chi – Mạnh Cường

Tags Yên Bái hội nghị giám sát đại biểu quốc hội kết nối trực tuyến

Các tin khác

Ngày 27/9, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Theo đặc phái viên TTXVN, trong thời gian ở Nhật Bản tham dự các hoạt động của Lễ Quốc tang cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, ngày 26/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Hosoda Hiroyuki.

Ông Abe Shinzo, lúc đương nhiệm Thủ tướng Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Đảng và Nhà nước Việt Nam dự lễ Quốc tang cố Thủ tướng Abe Shinzo tại Tokyo, Nhật Bản từ 25 - 28/9/2022. Không chỉ là chính khách có tầm ảnh hưởng sâu rộng quốc tế, khi còn tại nhiệm, cố Thủ tướng Abe Shinzo đã dành cho đất nước và con người Việt Nam những tình cảm đặc biệt và có sự đóng góp không nhỏ đối với sự phát triển quan hệ Nhật Bản - Việt Nam, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, thịnh vượng, hợp tác và phát triển ở khu vực và quốc tế.

Theo Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2023, Quốc hội sẽ thực hiện lấy phiếu tín nhiệm 50 chức danh lãnh đạo do Quốc hội bầu, phê chuẩn tại kỳ họp 6 (tháng 10.2023), bao gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục