Tiền đề quan trọng để huyện Mù Cang Chải ra mắt mạng lưới nữ lãnh đạo dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/2/2023 | 7:51:25 AM

YênBái - Những hoạt động nâng cao năng lực cộng đồng tại địa phương như Chương trình thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo và bình đẳng giới của FEMMA sẽ là tiền đề quan trọng để huyện Mù Cang Chải ra mắt mạng lưới nữ lãnh đạo dân tộc thiểu số.

Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và Trung tâm Nghiên cứu phát triển phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi - Đại học Thái Nguyên trao đổi với cán bộ, hội viên phụ nữ xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải.
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và Trung tâm Nghiên cứu phát triển phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi - Đại học Thái Nguyên trao đổi với cán bộ, hội viên phụ nữ xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải.

Với đặc thù là địa bàn khó khăn của tỉnh Yên Bái, trình độ, dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, huyện Mù Cang Chải hiện có gần 10 nghìn hội viên phụ nữ, tỷ lệ thu hút đạt 81%. Khẳng định vai trò nòng cốt trong phong trào phụ nữ, đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm phát huy tiềm năng, sự sáng tạo của hội viên, phụ nữ trên địa bàn. Chị em đã tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện và sự bình đẳng giới. 

Dự án "Nâng cao năng lực cộng đồng tại địa phương” do Trung tâm Nghiên cứu phát triển phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi (FEMMA) - Đại học Thái Nguyên và Hội Nông dân tỉnh phối hợp tổ chức tập huấn "Thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo, lồng ghép giới và lập kế hoạch hành động” tại các xã: La Pán Tẩn, Nậm Khắt và Púng Luông, huyện Mù Cang Chải vừa qua đã đem lại hiệu quả thiết thực.

Lớp tập huấn đã trang bị, nâng cao năng lực lãnh đạo và kỹ năng lồng ghép giới cho các nhà lãnh đạo nữ. FEMMA hướng tới mục tiêu tạo cơ hội, trao quyền, thúc đẩy sự phát triển xã hội, giáo dục, kinh tế và chính trị cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái để đạt được bình đẳng giới thực chất thông qua các dự án hoạt động như: vận động chính sách liên quan đến quyền của phụ nữ; xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái; nâng cao năng lực và kỹ năng lãnh đạo, ra quyết định của phụ nữ. 


Đặc biệt, qua lớp tập huấn, lãnh đạo nữ dân tộc thiểu số nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hiện thành công kế hoạch cụ thể, tăng tỷ lệ lãnh đạo nữ vùng dân tộc thiểu số và tiến tới xóa bỏ định kiến giới, tiến tới ra mắt mạng lưới các nữ lãnh đạo ở vùng dân tộc thiểu số, tạo hiệu quả lâu dài với việc các nhà lãnh đạo địa phương, góp phần quan trọng thực hiện tốt các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030. 

Qua hoạt động của FEMMA triển khai tại Mù Cang Chải đã có hàng trăm phụ nữ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý thúc đẩy bình đẳng giới then chốt.

Bà Sùng Thị Mỷ - Chủ tịch Hội LHPN huyện Mù Cang Chải cho biết: Qua hoạt động của FEMMA triển khai tại địa phương đã có hàng trăm chị được cung cấp các kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý thúc đẩy bình đẳng giới then chốt như: kỹ năng lãnh đạo bản thân; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng ủy quyền có trách nhiệm giới; kỹ năng tạo động lực, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phân tích và lồng ghép giới vào chính sách và quy định tại cơ quan, tổ chức; kỹ năng xây dựng tổ chức thân thiện giới… thông qua các lớp tập huấn. 

Từ những kiến thức về mọi mặt được trang bị, vai trò và những đóng góp của chị em hội viên, phụ nữ huyện Mù Cang Chải từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 6,6%. Trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, chị em đã tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập ổn định, điển hình như: chị Lương Thị Pỏm, thị trấn Mù Cang Chải; chị Thào Thị Mảy, xã Chế Cu Nha; chị Lý Thị Xua, xã La Pán Tẩn, chị Chang Thị Ly, xã Lao Chải; chị Khang Thị Dở, Hà Thị Địa, xã Cao Phạ... 

Chị em ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình. Đã có nhiều nữ cán bộ công chức, viên chức "giỏi việc nước, đảm việc nhà”, chủ động thực hiện bình đẳng giới vì sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ. Các tầng lớp phụ nữ trong huyện tích cực tham gia có hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đoàn thể vững mạnh. Đã có 10,8% nữ tham gia cấp ủy huyện, 15,4% nữ tham gia cấp ủy xã, 30,33% nữ đại biểu HĐND cấp huyện, 33,33% nữ đại biểu HĐND cấp xã. 

Chị Thào Thị Sông - Chi hội Trưởng Chi hội Phụ nữ bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn chia sẻ: "Qua lớp tập huấn mình đã biết lập kế hoạch trong phát triển kinh tế gia đình, chia sẻ cùng chồng mọi công việc nhà. Mình đã tích cực phổ biến với các chị em trong bản để cùng phát triển kinh tế gia đình và nâng cao năng lực về bình đẳng giới”. 

Những hoạt động nâng cao năng lực cộng đồng tại địa phương như Chương trình thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo và bình đẳng giới của FEMMA sẽ là tiền đề quan trọng để huyện Mù Cang Chải ra mắt mạng lưới nữ lãnh đạo dân tộc thiểu số, giúp họ áp dụng kiến thức, kỹ năng một cách hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện và sự bình đẳng giới. 

Minh Huyền 

Tags Mù Cang Chải kỹ năng lãnh đạo bình đẳng giới

Các tin khác
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

Nghị quyết của Bộ Chính trị đề ra mục tiêu, đến năm 2030, nền công nghệ sinh học nước ta đạt trình độ tiên tiến thế giới trên một số lĩnh vực quan trọng, là một trong 10 quốc gia hàng đầu Châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhìn nhận đất nước ta vừa đi qua năm 2022 đầy ắp các sự kiện trọng đại với nhiều khó khăn, thách thức.

Tổng Bí thư cho rằng những thành tựu đạt được trong năm 2022 là tiền đề quan trọng để phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện nhiệm vụ năm 2023.

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.

Ngày 30/1/2023, lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái đã họp đánh giá tình hình tháng 1/2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết. Sau khi thông qua báo cáo và ý kiến phát biểu của các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết luận một số nội dung sau:

Thông tư 21/2022/TT-BTNMT quy định, cán bộ cấp 'sổ đỏ' phải định kỳ chuyển vị trí công tác

Thông tư 21/2022/TT-BTNMT cảu Bộ Tài nguyên- Môi trường quy định 7 vị trí công chức ngành tài nguyên môi trường phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, trong đó có cán bộ công chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục