Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Không thể bênh che cán bộ sợ sai, không dám làm

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/5/2023 | 2:05:03 PM

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ tình trạng không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức làm việc cầm chừng, đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai làm cản trở phát triển kinh tế - xã hội.

Biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị

Phát biểu tại họp tổ Quốc hội sáng 25-5, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ hiện nay có tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức làm việc cầm chừng, đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ.

"Phải xác định đây là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị. Bởi những biểu hiện về đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đã vi phạm các quy định theo nghị quyết của Đảng.

Vi phạm các quy định của Luật Chính quyền địa phương, Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Cán bộ, công chức", bà Trà nhấn mạnh và cho biết cần thiết sẽ có giải trình tại phiên thảo luận tới đây ở hội trường về nội dung này.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng khẳng định cần phải có thái độ rất rõ ràng về các biểu hiện này và không thể bênh vực, che chở cho cán bộ sợ sai, không dám làm trong bối cảnh đất nước đang rất khó khăn.

"Tình trạng như vậy làm cản trở phát triển kinh tế, xã hội, đất nước và cũng làm giảm niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước", bà Trà nói thêm.

Cũng theo bà Trà, thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm vấn đề này và Chính phủ đã có rất nhiều chỉ thị về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước,

Đồng thời, có các công điện để tiếp tục tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính trong hệ thống hành chính nhà nước.

Đề xuất có nghị quyết thí điểm về khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Để giải quyết vấn đề này, theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, có 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng.

Trong đó, về tư tưởng, nhận thức là giải pháp hàng đầu để có thể đẩy mạnh giáo dục về tinh thần, việc thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, pháp luật liên quan trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị, đặc biệt là trách nhiệm, nhiệm vụ công chức phải thực hiện...

"Đây là việc rất cần thiết và phải xóa bỏ nhận thức của một bộ phận công chức là 'không làm thì không sai, thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước tòa'.

Bởi đây là nhận thức rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn cho việc xây dựng công vụ, chức trách nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Trong bối cảnh hiện nay, hơn lúc nào hết phải vượt lên khó khăn, thách thức để thực hiện nhiệm vụ này", bà Trà thông tin.

Nhóm thứ hai, theo bà Trà là cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Trong đó, phải rà soát bãi bỏ các quy định hoặc thói quen phải xin ý kiến, thỏa thuận, xin chủ trương, thống nhất trước khi các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương thực hiện quyền hạn đã được quy định trong pháp luật hoặc được cấp trên phân cấp, ủy quyền.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin đang tập trung tham mưu cho Chính phủ để ban hành nghị định về khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Tuy nhiên, theo bà Trà, nội dung này vướng rất nhiều quy định của pháp luật, do đó bộ đang tham mưu, báo cáo với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tới đây có nghị quyết thí điểm về khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm. Sau đó Thủ tướng mới ban hành nghị định.

Bà Trà lý giải như vậy mới đầy đủ tất cả cơ sở hành lang pháp lý, mới bảo vệ được cán bộ. Nếu không sẽ rất khó, vì vướng vào nhiều luật.

Cạnh đó, bộ nghiên cứu để sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức trong thời gian tới, để đưa toàn bộ nội dung liên quan đến khuyến khích, bảo vệ cán bộ vào nhằm tạo hành lang pháp lý quan trọng để cán bộ, công chức dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Cùng với đó, theo bà Trà, phải xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, bởi suy cho cùng vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu trong dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và kiên quyết mạnh tay xử lý cán bộ có biểu hiện nêu trên là rất cần thiết.

"Đây là vai trò quyết định, không thể đổ cho ai được. Ở đâu người đứng đầu dám làm, dám chịu trách nhiệm thì vẫn phát triển. Thực tiễn đã chứng minh điều đó, ví dụ đầu tư công ở một số địa phương đã làm rất là tốt", bà Trà nói thêm.
(Theo TTO)

Các tin khác

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc, mở đầu nền hòa bình cho đất nước. Trân trọng và tự hào về những thành quả mà thế hệ cha ông đã đổ máu xương giành được, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm thiết thực để giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bà Nguyễn Hương Giang

Ngày 26/4, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối với Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau:

Các chiến sĩ Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa giáo dục truyền thống thông qua những kỷ vật thời chiến cho thế hệ trẻ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta vào những năm 1967 - 1968 có thể nói là cam go, khốc liệt nhất. Với khẩu hiệu: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, "Tất cả cho tiền tuyến”, chỉ trong 2 năm 1967 - 1968, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã xây dựng 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh với gần 3.000 quân lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục