Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024)

Nguyễn Lương Bằng- Người cộng sản tiêu biểu

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/4/2024 | 7:38:38 AM

YênBái - Đồng chí Nguyễn Lương Bằng sinh ngày 2/4/1904 tại thôn Đông, xã Đoàn Lâm (nay là xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) trong một gia đình nhà Nho nghèo có truyền thống yêu nước.

Lớn lên, đồng chí làm việc trên các tàu biển và đến năm 1925 thì sang làm cho một tàu binh Pháp đậu ở Sa Diện thuộc tô giới Pháp ở Quảng Châu, Trung Quốc. Lúc này, tiếng bom của Phạm Hồng Thái ở Sa Diện nhằm giết toàn quyền Đông Dương Merlin trong lúc đang ở Sa Diện đã làm thức tỉnh tâm hồn của Nguyễn Lương Bằng.

Noi gương Phạm Hồng Thái, ý nghĩ hoạt động cách mạng bắt đầu nảy nở trong người thanh niên yêu nước Nguyễn Lương Bằng. Ít lâu sau, Nguyễn Lương Bằng gặp Hồ Tùng Mậu (đồng chí Ích) - một nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp lúc ấy đang ở Quảng Châu. Thông qua Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Lương Bằng được gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc (lúc này mang bí danh là Vương) tại Quảng Châu. Đây là lần đầu tiên Nguyễn Lương Bằng gặp Nguyễn Ái Quốc. Tháng 12/1925, Nguyễn Lương Bằng tham gia lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu và được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội).

Sau lớp huấn luyện chính trị, Nguyễn Lương Bằng xin về nước hoạt động và tạm biệt Nguyễn Ái Quốc vào khoảng tháng 9/1926. Nhiệm vụ chính của Nguyễn Lương Bằng lúc này là tổ chức đường giao thông Hải Phòng - Hương Cảng (Hồng Công) để đưa thanh niên trong nước ra nước ngoài học tập và chuyển tài liệu, sách báo từ nước ngoài vào trong nước.

Tại Hương Cảng, vào cuối năm 1929, Nguyễn Lương Bằng được kết nạp vào một chi bộ của An Nam Cộng sản Đảng lúc ấy hoạt động tại Hương Cảng. Cuối năm 1929, đồng chí được tổ chức phân công đến Thượng Hải và hoạt động bí mật tại đây. Những ngày ở Thượng Hải, Nguyễn Lương Bằng hoạt động rất hiệu quả và 2 lần được gặp Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 5/1931, tại Thượng Hải, Nguyễn Lương Bằng và Đỗ Ngọc Du (Phiếm Chu) bị mật thám Pháp bắt. Dù phải chịu cực hình tra tấn của mật thám Pháp, nhưng đồng chí nhất định không khai báo, nên các tổ chức của ta ở Thượng Hải vẫn được an toàn. Sau đó, thực dân Pháp đã giải Nguyễn Lương Bằng và Đỗ Ngọc Du về nước giam giữ tại một số nhà tù. Tháng 6/1931, tòa án thực dân tại Hải Dương xử Nguyễn Lương Bằng bản án phát lưu chung thân và chuyển về giam tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội).

Tháng 12/1932, Nguyễn Lương Bằng cùng một số tù chính trị tổ chức vượt ngục thành công tiếp tục hoạt động cách mạng. Cuối năm 1933, ông lại bị bắt trên đường đi công tác tại Bắc Giang. Đầu năm 1934, ông bị chuyển đến giam tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) lần thứ hai; đến tháng 5/1935 thì bị đày lên giam tại nhà tù Sơn La.

Tháng 8/1943, tổ chức đảng trong nhà tù Sơn La bố trí cho ông vượt ngục thành công về ở ẩn và hoạt động tại làng Vạn Phúc, Hà Đông. Tại đây, ông đã gặp đồng chí Hoàng Văn Thụ, khi đó là Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Vào thời điểm này, đồng chí Hoàng Văn Thụ được Đảng phân công phụ trách công tác tài chính và công tác binh vận của Đảng; đồng thời, được phân công hoạt động trong Mặt trận Việt Minh, giữ chức Chủ nhiệm Tổng bộ. 

Sau khi đồng chí Hoàng Văn Thụ bị nhà cầm quyền Đông Pháp xử bắn vào tháng 8/1943, đồng chí Nguyễn Lương Bằng được cử làm Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng, được Đảng phân công phụ trách công tác tài chính và công tác vận động binh lính địch; đồng thời, được phân công hoạt động trong Mặt trận Việt Minh. Hội nghị Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ họp từ ngày 15 đến 20/4/1945, tại nhà ông Ngô Văn Đông (Lý Đông), ở thôn Liễu Ngạn, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. 

Hội nghị quyết định việc bố trí quân sự trên phạm vi toàn quốc nhằm tiến tới tổng khởi nghĩa, đồng chí Nguyễn Lương Bằng được bổ sung vào Ủy ban Dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước: Trưởng ban Kinh tế - Tài chính Trung ương; Tổng Giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam Dân chủ cộng hòa; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô; Tổng Thanh tra Chính phủ; Phó Chủ tịch nước. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng mất ngày 20/7/1979 tại Hà Nội, thọ 75 tuổi. Suốt quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Lương Bằng luôn là tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực, sáng ngời. 

Đặc biệt, do nhiều năm được làm việc bên Bác, được Bác chỉ bảo tận tình; đồng thời, luôn phấn đấu, học tập và làm theo Bác; do vậy, đồng chí Nguyễn Lương Bằng kế thừa, học tập được rất nhiều điều từ tấm gương đạo đức ngời sáng của Bác Hồ, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Lương Bằng rất chú trọng đến xây dựng Đảng, đặc biệt là dựa vào quần chúng để xây dựng Đảng, xem đó là phương châm công tác của mình. 

Đồng chí cho rằng, nếu không dựa vào quần chúng để xây dựng Đảng, Đảng sẽ dẫn đến tình trạng "lỏng chân đứng”. Vì vậy, đồng chí ra sức tổ chức, xây dựng các tổ chức, đoàn thể quần chúng, lấy đó làm bàn đạp để xây dựng Đảng. Quan điểm của đồng chí là các tổ chức, đoàn thể quần chúng lớn mạnh, phát triển rộng rãi thì Đảng cũng sẽ lớn mạnh, phát triển rộng rãi. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; đồng thời, cũng là sự nghiệp của Đảng, khi kết hợp hai yếu tố đó sẽ tạo nên sức mạnh của Đảng.

Tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của đồng chí Nguyễn Lương Bằng thể hiện ở phẩm chất một nhà cách mạng bản lĩnh, liêm khiết, lăn lộn với phong trào cách mạng của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ông đã đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam, thực sự là tấm gương sáng của chiến sĩ cộng sản bản lĩnh, kiên cường, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hết lòng phụng sự đất nước, chăm lo hạnh phúc của nhân dân.

(Theo QĐND)

Các tin khác

Ngày mai (2/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự.

Đồng chí Nguyễn Chương Phát - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh trao hỗ trợ nhà “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên Trần Thị Lan Anh, CĐCS Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.

Ngày 28/7/1947, Đại hội lần thứ nhất Liên hiệp Công đoàn tỉnh được tổ chức, đồng chí Nguyễn Tiến Lãng được bầu làm Chánh Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh. Sự ra đời của Liên hiệp Công đoàn Yên Bái có ý nghĩa to lớn đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), thể hiện sự lớn mạnh của phong trào công nhân Yên Bái. Khi có tổ chức công đoàn, đội ngũ công nhân tỉnh Yên Bái đã tham gia các phong trào hiệu quả hơn, vì có một tổ chức đứng ra tập hợp, lãnh đạo, chỉ đạo có quy mô, có nội dung, phương thức cụ thể, rõ ràng.

Quang cảnh Lễ thượng cờ Thống nhất non sông

Bến Hải-Hiền Lương đã khắc ghi vào lịch sử dân tộc và tiềm thức nhân loại là biểu tượng sáng ngời của niềm tin và khát vọng hòa bình, thống nhất non sông; là ý chí, sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Thanh niên miền Bắc, trong đó có thanh niên Yên Bái hưởng ứng Phong trào “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. (Ảnh: T.L)

Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn, kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, nhân dân Yên Bái tự hào vì đã đóng góp được 29 vạn tấn lương thực, 15 vạn tấn thực phẩm; tiễn đưa gần 25.000 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục