Báo Điện Biên Phủ kỷ niệm 60 năm ngày ra số đầu tiên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/4/2024 | 1:17:16 PM

Sáng 12/4, Báo Điện Biên Phủ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm ngày ra số đầu (1/5/1964 - 1/5/2024).

Dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Trần Quốc Cường - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh; đại biểu 15 cơ quan báo Đảng tới dự và chúc mừng.
Nhìn lại chặng đường 60 năm phát triển, Báo Điện Biên Phủ đã luôn nỗ lực vượt khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó và sự tin tưởng, gửi gắm của nhân dân. Những năm đầu, Báo chỉ xuất bản mỗi tuần một kỳ, khổ nhỏ, 4 trang, in tipo, số lượng phát hành rất ít (chỉ từ 200-300 bản/kỳ).

Giai đoạn những năm 70 - 80 của thế kỷ trước, Báo dần phát triển về mọi mặt, nhất là những năm đầu của thập kỷ 90, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Báo Điện Biên Phủ cả về số lượng và chất lượng. Ngày 1/1/2004, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc chia tách tỉnh Lai Châu thành 2 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, tòa soạn Báo cũng được chia tách thành 2 đơn vị Báo Lai Châu và Báo Điện Biên Phủ. Đến ngày 3/2/2004, Báo Điện Biên Phủ điện tử chính thức ra mắt bạn đọc trong nước, quốc tế; mở rộng tầm ảnh hưởng của tờ báo Đảng địa phương và vị thế của tờ báo trên phạm vi rộng lớn hơn.


Đồng chí Lê Quốc Minh - Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tặng hoa chúc mừng Báo Điện Biên Phủ.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Báo Điện Biên Phủ đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi số trong công tác nghiệp vụ; ra mắt chuyên trang Tiếng Anh điện tử với giao diện thường xuyên đổi mới, nâng cấp, ứng dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng. Đồng thời, khai thác hiệu quả các nền tảng mạng xã hội Zalo, Facebook... để thu hút ngày càng nhiều độc giả không chỉ ở Điện Biên mà còn trên cả nước. Qua đó, thể hiện tốt vai trò là kênh thông tin chính thức, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, diễn đàn của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Ghi nhận những đóng góp của Báo Điện Biên Phủ trong hành trình phát triển của nền Báo chí cách mạng Việt Nam cũng như sự phát triển chung của tỉnh thời gian qua, đồng chí Lê Quốc Minh - Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đồng chí Trần Quốc Cường - Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên đã chúc mừng, đánh giá cao những thành tích, đóng góp quan trọng của Báo Điện Biên Phủ trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào sự phát triển chung của hệ thống báo Đảng cả nước.

Trước những cơ hội và thách thức, Báo Điện Biên Phủ cần nhanh chóng đổi mới để tiếp tục khẳng định vị thế của mình. Trong đó quan tâm nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí; thi đua cùng báo chí cả nước nỗ lực, tích cực chuyển đổi số để bắt kịp xu hướng phát triển của báo chí; đẩy mạnh phát triển tác phẩm, loại hình báo chí theo hướng đa phương tiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Nhân dịp này, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tặng bức cơ thêu cho Báo Điện Biên Phủ với dòng chữ "Cách mạng - Sáng tạo - Hiện đại - Phát triển”. UBND tỉnh tặng bằng khen cho 1 tập thể, 2 cá nhân; trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển tỉnh Điện Biên cho 2 cá nhân.

Trước đó, các đại biểu đã dâng hương và dâng hoa tại Đền thờ Liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang liệt sỹ A1.

Thu Trang - Hoài Văn

Tags Báo Điện Biên Phủ kỷ niệm 60 năm ngày ra số đầu tiên

Các tin khác
Quang cảnh Lễ thượng cờ Thống nhất non sông

Bến Hải-Hiền Lương đã khắc ghi vào lịch sử dân tộc và tiềm thức nhân loại là biểu tượng sáng ngời của niềm tin và khát vọng hòa bình, thống nhất non sông; là ý chí, sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Thanh niên miền Bắc, trong đó có thanh niên Yên Bái hưởng ứng Phong trào “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. (Ảnh: T.L)

Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn, kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, nhân dân Yên Bái tự hào vì đã đóng góp được 29 vạn tấn lương thực, 15 vạn tấn thực phẩm; tiễn đưa gần 25.000 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Phác luôn quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, cách mạng.

Xã Đại Phác, huyện Văn Yên được coi là cái nôi cách mạng của địa phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đỉnh cao là chiến công phá tan đồn Đại Phác, chặt đứt một mắt xích quan trọng trong tuyến phòng thủ theo hành lang Đông - Tây của Pháp mở màn cho chiến thắng sông Thao. Phát huy truyền thống cách mạng, từ một vùng đất nghèo, Đại Phác hôm nay đang chuyển mình, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên.

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi với đoàn viên, thanh niên về công tác chuyển đổi số.

Kế thừa những thành quả vĩ đại của Chiến thắng lịch sử 30/4, các thế hệ cha ông đã xây dựng, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt mà Đảng bộ tỉnh Yên Bái xác định là phải tích cực phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống cho nhân dân và xây dựng tỉnh phát triển "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục