Đổi mới mạnh mẽ, huy động mọi nguồn lực, xây dựng huyện Văn Yên phát triển bền vững
- Cập nhật: Thứ tư, 4/8/2010 | 2:53:08 PM
YBĐT - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế về đất đai, tài nguyên; huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và tạo điều kiện thu hút đầu tư từ bên ngoài. Nền kinh tế nhờ đó phát triển ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng cao 12,28%/năm và thu nhập bình quân đầu người đạt 11 triệu đồng, tăng 3,1 lần so với đầu nhiệm kỳ.
Văn Yên nổi tiếng với vùng chuyên canh quế đặc sản 15.000ha.
Ảnh: Đồng bào Dao Viễn Sơn thu hoạch quế vỏ. (Ảnh: Thanh Miền)
|
Thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2005 - 2010 là quyết tâm cao và cũng là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên. Trong hoàn cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã bám sát đường lối của Đảng, khai thác tốt nhất những mặt thuận lợi, huy động mọi nguồn lực, chủ động vượt qua khó khăn, đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng.
Trong nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế về đất đai, tài nguyên; huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và tạo điều kiện thu hút đầu tư từ bên ngoài. Nền kinh tế nhờ đó phát triển ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng cao 12,28%/năm và thu nhập bình quân đầu người đạt 11 triệu đồng, tăng 3,1 lần so với đầu nhiệm kỳ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nâng cao dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, trong đó tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 20,4% đầu nhiệm kỳ tăng lên 31,5%; thương mại - dịch vụ từ 27,2% tăng lên 28,5%; nông - lâm nghiệp từ 52,4% giảm xuống còn 40%.
Đồng chí Nguyễn Văn Lịch - Bí thư Huyện ủy Văn Yên kiểm tra tình hình sản xuất ở Công ty TNHH Quế Lâm. (Ảnh: Minh Tuấn)
Sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện đạt kết quả tương đối toàn diện, đã hình thành tư duy sản xuất hàng hóa trong nông dân. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2010 đạt 413,6 tỷ đồng, tăng 1,93 lần so với năm 2005; cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch tích cực, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến như: vùng sắn cao sản 5.000 ha, vùng quế 15.000 ha, vùng lúa thâm canh có giá trị thu nhập 75 triệu đồng/ha/năm, phát triển vùng ngô hàng hóa với quy mô gieo trồng trên 4.500 ha hàng năm, duy trì 500 ha chè và trong đó có gần 180 ha chè được trồng cải tạo bằng giống mới; sản lượng lương thực có hạt đạt 41.530 tấn, bằng 101,3% so với mục tiêu Đại hội. Nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào nuôi trồng thay thế các loại giống thoái hóa, chất lượng xấu. Mặt khác nghiên cứu, trồng thử nghiệm cây cao su; hình thành nhiều mô hình chăn nuôi bán công nghiệp, chăn nuôi trang trại.
Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông thôn và nông dân đang đi vào cuộc sống và đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi tích cực, đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt. Trong 5 năm qua, huyện đã tạo việc làm mới cho 13.737 người, trong đó xuất khẩu 377 lao động, trên 2.880 người được đào tạo nghề; tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 còn 11,47%, giảm bình quân mỗi năm 4,6%.
Đồng chí Trần Thế Hùng - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên kiểm tra việc chống rét cho mạ tại xã Châu Quế Thượng trong đợt rét đậm, rét hại năm 2008.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt 219,4 tỷ đồng, tăng 2,58% so với năm 2005 và từng bước trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế. Văn Yên nỗ lực đầu tư và đã hình thành khu công nghiệp Bắc Văn Yên, các cụm công nghiệp An Thịnh, Yên Hợp, Đông An. Nhiều dự án công nghiệp được đầu tư như: nhà máy tinh dầu, tinh bột sắn, ván ép và nhiều xưởng xẻ, chế biến gỗ rừng trồng. Dịch vụ ngành nghề ở nông thôn mở rộng, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động và tạo ổn định xã hội. Hoạt động thương mại - dịch vụ có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng khá, chất lượng dịch vụ nâng cao.
Trong nhiệm kỳ qua, huyện Văn Yên đã vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách của Nhà nước để thu hút đầu tư, huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư phát triển từ năm 2006 đến năm 2010 trên địa bàn đạt 2.036,2 tỷ đồng. Nhiều công trình quan trọng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: đường Mậu A - Tân Nguyên, An Thịnh - Đại Sơn - Mỏ Vàng - An Lương và cầu Ngòi Thia, Ngòi Hút; 100% số xã có đường ô tô đạt chuẩn cấp V miền núi và làm trên 521 km đường liên thôn cấp B miền núi. Các công trình thủy lợi được quan tâm đầu tư. Lưới điện quốc gia đã phủ kín toàn huyện với 86% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình có nhiều tiến bộ. Công tác an ninh - quốc phòng được củng cố và tăng cường.
Đối với công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Đảng bộ huyện quán triệt sâu sắc lấy nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt, đổi mới phương thức lãnh đạo gắn với đổi mới phương thức hoạt động của cả hệ thống chính trị, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng bộ tập trung lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, đặc biệt là nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14%/năm trở lên; công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 37,5%, thương mại - dịch vụ 35%, nông - lâm nghiệp 27,5%; thu nhập bình quân đầu người là 23 triệu đồng/người/năm; giá trị hàng hóa xuất khẩu trực tiếp năm 2015 đạt 12,6 triệu USD; thu ngân sách năm 2015 đạt 100 tỷ đồng trở lên. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2010 - 2015 đạt từ 5.000 tỷ đồng trở lên; mỗi năm giải quyết việc làm cho 3.000 lao động; 55% lực lượng lao động được đào tạo nghề; giảm tỷ lệ hộ nghèo 4%/năm.
Chất lượng và hiệu quả trong quản lý, điều hành của chính quyền được nâng lên, phát huy tính năng động của chính quyền các cấp. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được phát huy, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng cán bộ, đảng viên được nâng cao. Hầu hết các chi bộ phát huy tốt vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, thôn, bản. Hàng năm, các chi, Đảng bộ thực hiện tốt công tác xếp loại tổ chức Đảng và đảng viên, bảo đảm công khai, thực chất. Trong nhiệm kỳ, Đảng bộ đã kết nạp mới 985 đảng viên. Năm năm liên tục, Đảng bộ huyện Văn Yên đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh.
Đảng bộ huyện xác định mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là: “Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; xây dựng chi bộ thôn, bản trong sạch, vững mạnh. Tăng cường công tác tuyên truyền làm thay đổi mạnh mẽ tư duy về sản xuất hàng hóa trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Huy động mọi nguồn lực, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của huyện, bảo đảm kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Đến nay, Văn Yên đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến như vùng sắn cao sản 5.000 ha, vùng quế 15.000 ha...
Trong ảnh: Nông dân Văn Yên cạo vỏ quế.
Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, cải thiện rõ nét đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tăng cường và củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội”. Đảng bộ huyện Văn Yên cũng xác định các nhiệm vụ và giải pháp chính để phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ tới. Cụ thể là:
Hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; bảo đảm hài hòa, thống nhất giữa quy hoạch phát triển ngành với vùng lãnh thổ, lấy đó làm căn cứ xây dựng kế hoạch hàng năm.
Phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững; tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bảo đảm tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,7%, bảo đảm an ninh lương thực; tăng nhanh diện tích vụ đông trên chân ruộng hai vụ lúa, phấn đấu có từ 75% - 80% diện tích hai vụ lúa sản xuất vụ đông; tích cực trồng rừng, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi bảo vệ rừng, ngăn chặn và xử lý nghiêm việc khai thác, sử dụng lâm sản trái phép; trồng mới 1.000 ha quế trở lên, gắn phát triển cây quế với chế biến quế; triển khai dự án cây cao su, phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Cao su Việt Nam để trồng từ 3.000 - 4.000 ha cao su tập trung; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp.
Nguyễn Văn Lịch - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Văn Yên
Các tin khác
YBĐT - Từ ngày 5/8 đến ngày 8/8/2010, tại thị xã Cửa Lò - tỉnh Nghệ An, sẽ diễn ra hai hội nghị do Bộ Tư pháp và Vụ Pháp luật quốc tế chủ trì. Tham dự Hội nghị, đại diện tỉnh Yên Bái, có ông Dương Văn Tiến - Trưởng ban Kinh tế đối ngoại và Xúc tiến đầu tư.
YBĐT - Ngày 3/8, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Khối lần thứ VII, nhiệm kỳ 2010- 2015.
Chiều 3/8, Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ sáu dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Pham Gia Khiêm và Phó Thủ tướng Campuchia Sar Kheng, đã kết thúc sau hai ngày làm việc tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. >>>Thông cáo chung hội nghị các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia
YBĐT - Trong nhiệm kỳ 2005 - 2010, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, Đảng bộ Công an tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả khá toàn diện.