Yên Bái: Nâng cao chất lượng đại biểu HĐND tỉnh

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/5/2011 | 3:24:42 PM

YBĐT - Theo báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2004 - 2011, toàn tỉnh được bầu 4.816 đại biểu HĐND.

Nhân dân thôn Cầu Khai (xã Đông Cuông - Văn Yên) xem danh sách cử tri. (Ảnh: Quang Thiều)
Nhân dân thôn Cầu Khai (xã Đông Cuông - Văn Yên) xem danh sách cử tri. (Ảnh: Quang Thiều)

Đại biểu HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Hiệu quả hoạt động của HĐND phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của đại biểu. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng đại biểu là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND.

Theo báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2004 - 2011, toàn tỉnh được bầu 4.816 đại biểu HĐND. Trong đó, cấp xã 4.441 đại biểu HĐND, cấp huyện 319 đại biểu HĐND, cấp tỉnh 56 đại biểu HĐND. Tỷ lệ đại biểu nữ ở cấp tỉnh 35%, cấp huyện 30,7%, cấp xã 27%.

Tỷ lệ đại biểu là người dân tộc thiểu số ở cấp tỉnh là 39%, cấp huyện 45,8%, cấp xã 75,3%. Tỷ lệ đại biểu có trình độ cao đẳng, đại học cấp tỉnh là 73%, cấp huyện 37%, cấp xã 1,6%.  Về cơ cấu đại biểu tương đối hợp lý, đã chú trọng tỷ lệ đại biểu nữ, dân tộc thiểu số, tuổi trẻ, ngoài Đảng.

Chất lượng đại biểu cũng cao hơn so với nhiệm kỳ trước, đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, uy tín, phẩm chất đạo đức. Hoạt động của đại biểu HĐND các cấp càng về những năm cuối của nhiệm kỳ chất lượng càng được nâng lên.

Hầu hết các đại biểu có tinh thần trách nhiệm cao, luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức và phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. Các đại biểu đã thực hiện khá tốt các hoạt động của người đại biểu như: tiếp dân, tiếp xúc cử tri, tham dự đầy đủ các kỳ họp của HĐND. Tại các kỳ họp HĐND các đại biểu đã tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về những vấn đề thuộc nội dung chương trình kỳ họp.

Một số nơi, đại biểu HĐND đã thực hiện tốt quyền chất vấn về những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà cử tri quan tâm, qua đó đã tạo bầu không khí dân chủ, thẳng thắn, góp phần nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một bộ phận đại biểu HĐND, nhất là đại biểu ở cơ sở, trình độ học vấn và chuyên môn còn thấp, kỹ năng hoạt động còn yếu, chưa phát huy được trí tuệ trong hoạt động giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương và chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của người địa biểu HĐND. Nguyên nhân của tồn tại trên là do trong quá trình lựa chọn người tham gia ứng cử đã không giải quyết một cách hợp lý giữa cơ cấu và chất lượng của đại biểu.

Nhiều người mới tham gia đại biểu HĐND, do đó việc am hiểu về tổ chức và hoạt động của HĐND còn hạn chế. Vả lại, không có trường lớp đào tạo cơ bản cho cán bộ HĐND, sau bầu cử đại biểu HĐND chỉ được ngành nội vụ tổ chức tập huấn một lần (6 ngày) về kiến thức quản lý Nhà nước và pháp luật. Những kỹ năng hoạt động đặc thù của cơ quan dân cử như: tiếp xúc cử tri, giám sát, thẩm tra, chất vấn... chưa  được bồi dưỡng mang tính chuyên sâu.

Việc cung cấp thông tin, tài liệu nghiên cứu cho đại biểu còn hạn chế (các đại biểu HĐND ở cơ sở hàng năm chủ yếu chỉ được cung cấp tài liệu vào 2 kỳ họp và báo địa phương). Đặc biệt, Báo Đại biểu nhân dân của cơ quan dân cử là tài liệu giúp đại biểu HĐND nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động HĐND nhưng đến nay nhiều đại biểu chưa được cung cấp tài liệu này. Một thực tế nữa là, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và xã hội về hoạt động của HĐND có nơi, có lúc chưa đầy đủ nên phần nào ảnh hưởng đến vai trò, chức năng nhiệm vụ của người đại biểu HĐND.

Để nâng cao chất lượng đại biểu HĐND, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy địa phương đối với HĐND, nhất là việc nâng cao chất lượng đại biểu HĐND. Ngay từ khâu lựa chọn, giới thiệu nhân sự tham gia đại biểu HĐND phải chú trọng giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu và chất lượng đại biểu; vừa đảm bảo cơ cấu nhưng lại phải lựa chọn được đại biểu thực sự có chất lượng.

Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, là người tiêu biểu nhất trong các tầng lớp xã hội; do vậy nhất thiết phải là người có đủ phẩm chất, năng lực trình độ và đủ uy tín với nhân dân, với ngành, địa phương và đơn vị mình công tác.

Đồng thời, tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động cho đại biểu HĐND, nhất là các kiến thức về quản lý Nhà nước, pháp luật và kỹ năng có tính đặc thù trong hoạt động của cơ quan dân cử như: kỹ năng nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, tiếp xúc cử tri, thực hiện chức năng giám sát, thẩm tra, chất vấn ... Quan tâm, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cũng như điều kiện hoạt động cho đại biểu HĐND như: chế độ phụ cấp, bảo hiểm y tế, thăm hỏi, cung cấp thông tin, ...

Đặc biệt là, trong công tác cung cấp thông tin cần quan tâm cung cấp thông tin cho đại biểu đầy đủ, kịp thời, nhất là tài liệu về các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương để tạo điều kiện thuận lợi, cho đại biểu thực hiện chức năng quyết định và giám sát. Hàng năm, các địa phương cần bố trí kinh phí mua Báo Yên Bái và Báo Đại biểu nhân dân để cung cấp cho đại biểu làm tư liệu tham khảo, đồng thời, phát triển màng lưới thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, Intenet...phục vụ cho hoạt động của đại biểu.

Thường trực HĐND các cấp, cần phải xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nội dung hoạt động và tổ chức kiểm điểm, đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng đại biểu theo định kỳ, đồng, thường xuyên tổ chức các hoạt động hội thảo, hội nghị giao ban, trao đổi học tập kinh nghiệm giữa các địa phương. Đối với đại biểu HĐND cần  thường xuyên nghiên cứu, nâng cao nhận thức, hiểu biết đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, năng động, sáng tạo trong thực hiện quy định của pháp luật và trong hoạt động thực tiễn. Nâng cao chất lượng đại biểu là yếu tố quan trọng để HĐND nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

Lê Thị Liêm - Trưởng Ban Văn hóa Xã hội – HĐND tỉnh Yên Bái

Các tin khác
Đồng chí Hoàng Xuân Lộc kiểm tra công tác bầu cử ở xã Tân Lĩnh (Lục Yên)

YBĐT - Ngày 10/5, đồng chí Hoàng Xuân Lộc - Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh Yên Bái đã kiểm tra về công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp ở huyện Lục Yên.

Đồng chí Đào Ngọc Dung - Bí thư Tỉnh ủy tiếp xúc cử tri tại xã Văn Phú, Văn Tiến, thành phố Yên Bái.

YBĐT - Với không khí gặp gỡ dân chủ, tin rằng những chương trình hành động và lời hứa của các ứng cử viên sẽ được cụ thể hóa và triển khai thực hiện một cách hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy KT – XH, xây dựng quê hương Yên Bái ngày một phát triển, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân.

Cử tri xã Chế Cu Nha xem danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp được niêm yết tại khu vực bỏ phiếu.

YBĐT - Sau Hội nghị hiệp thương lần thứ 3, Mù Cang Chải đã chốt danh sách 46 ứng cử viên để bầu 32 đại biểu HĐND huyện và 499 ứng cử viên để bầu 351 đại biểu HĐND cấp xã, thị trấn.

YBĐT - Ngày 9/5, tại huyện Mù Cang Chải, Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái phối hợp với Ủy ban bầu cử huyện Mù Cang Chải tổ chức cho các ứng cử viên đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử số 2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục