Triển vọng từ mô hình canh tác lúa cải tiến SRI ở Lục Yên

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/9/2013 | 2:50:41 PM

YBĐT - Mô hình canh tác lúa cải tiến SRI được Trạm Bảo vệ thực vật huyện Lục Yên (Yên Bái) triển khai ứng dụng thí điểm năm 2012 với giống lúa được chọn là Nghi Hương 2308. Vụ mùa năm 2013, đơn vị đã tiến hành mở rộng tại ba xã: Lâm Thượng, Tân Lĩnh, Minh Xuân có tổng diện tích 15ha, 76 hộ tham gia.

Là một trong ba xã được chọn làm điểm thực hiện ứng dụng mô hình canh tác lúa cải tiến SRI, ngay sau khi hoàn thành sản xuất vụ đông xuân, UBND xã Lâm Thượng tập trung chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể cùng tham gia nghiên cứu, học tập, ứng dụng mô hình. Thôn Bản Chỏi được chọn làm thí điểm với quy mô 5ha.

Tham gia mô hình, hiện nay, số diện tích lúa cải tiến SRI của gia đình chị Lý Thị Hới trong giai đoạn chắc hạt. Khi mới làm mô hình, chị cùng nhiều hộ dân khác trong thôn lo lắng vì sợ mô hình không thành công. Có sự giúp đỡ của cán bộ, thôn, xã, huyện hướng dẫn cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại nên chị thêm yên tâm.

Chị chia sẻ: "Mọi năm, gia đình cấy theo phương pháp truyền thống. Vụ này cấy theo phương pháp mới, tôi thấy lúa tốt và sinh trưởng nhanh hơn hẳn cấy lúa truyền thống".

Sản xuất vụ mùa tại Lâm Thượng cho thấy, so với tập quán truyền thống, ruộng lúa được áp dụng SRI ngay từ đầu vụ, chi phí đầu tư về giống giảm 45% - 50%, lượng đạm giảm 25%, tăng lượng Kali 25%, thuốc bảo vệ thực vật giảm 50%, lượng nước tưới giảm 2 lần/vụ; khả năng chịu hạn tương đương; chi phí giảm từ 235.000 đồng/sào; năng suất thực tế đạt 74,8 tạ/ha; lãi so với đầu tư là 445.000 đồng/sào.

Qua đánh giá sơ bộ của UBND xã Lâm Thượng, mô hình ứng dụng SRI đạt được cả ba mục đích phát triển quan trọng là tăng hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích gieo trồng; cải thiện môi trường sinh thái cho cộng đồng, nâng cao tính đoàn kết khi cả cộng đồng cùng nhau quản lý nguồn nước, đổi công lao động, giúp nhau tiếp cận kiến thức mới và làm thay đổi tập quán canh tác lâu đời cho nông dân.

Ông Trần Văn Ước - Bí thư Đảng ủy xã Lâm Thượng cho biết: "Vụ mùa năm nay, Lâm Thượng là một trong ba xã thực hiện mô hình canh tác lúa cải tiến SRI. Đến nay, so với phương pháp truyền thống, mô hình đã cho thấy tính ưu việt hơn hẳn, nông dân đều rất vui mừng, phấn khởi".

Cùng với đẩy mạnh mô hình cánh đồng mẫu lớn, xác định cây lúa có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của địa phương, Lục Yên đã tập trung tăng cường ứng dụng, mở rộng mô hình canh tác lúa cải tiến SRI - đây là một công nghệ tăng năng suất lúa thông qua thay đổi tập quán quản lý, giảm thiểu đầu vào về giống, thuốc bảo vệ thực vật và tiết kiệm nước. Thực tế triển khai thực hiện tại ba xã đã cho hiệu quả đáng khích lệ.

Đồng chí Hoàng Kim Trọng - Phó chủ tịch UBND huyện Lục Yên cho biết: "Vụ mùa năm nay, Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã mở rộng mô hình canh tác lúa cải tiến với diện tích 15ha. Có thể khẳng định rằng, đây là phương pháp cải tiến, đem lại hiệu quả hơn hẳn, cho năng suất và sản lượng cao, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp".

Thời gian tới, huyện Lục Yên tiếp tục chỉ đạo Trạm Bảo vệ thực vật mở rộng mô hình tới các xã, thị trấn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây lúa đồng thời tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Khắc Điệp

Các tin khác
Giá xăng được điều chỉnh giảm.

Giá xăng trong nước hôm nay (16/5) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 410 đồng, giá bán xuống mốc 23.130 đồng/lít.

12.300 lượng vàng miếng SJC đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đấu thầu bán thành công.

Kết quả phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng 16/5, có 11 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng 12.300 lượng vàng.

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng lần thứ 7. Ảnh minh họa.

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Sản phẩm chè Shan tuyết của HTX Suối Giàng được sản xuất đúng quy trình cho chất lượng cao.

Phát huy lợi thế địa phương, một hợp tác xã đến 90% thành viên là người dân tộc Mông đã biết khai thác, chế biến để vừa nâng cao giá trị sản phẩm Shan tuyết chè cổ thụ vừa nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, trở thành điểm sáng trong khu vực kinh tế tập thể của tỉnh Yên Bái. Đó là Hợp tác xã (HTX) Suối Giàng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục