Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa tập trung chất lượng cao

Hướng đi đúng, phù hợp

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/9/2013 | 12:43:45 PM

YBĐT - Xác định muốn phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững phải nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, thành phố đã chú trọng quy hoạch các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức, chỉ đạo sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch; áp dụng kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường. Nông dân các địa phương đã nhanh nhạy nắm bắt cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, bước đầu đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Quy hoạch vùng sản xuất gắn với cơ giới hóa nông nghiệp là tiền đề phát triển nông nghiệp bền vững.
Quy hoạch vùng sản xuất gắn với cơ giới hóa nông nghiệp là tiền đề phát triển nông nghiệp bền vững.

Một số vùng sản xuất hàng hóa đã được hình thành như vùng sản xuất rau các loại tập trung ở các xã: Tuy Lộc, Tân Thịnh, Văn Phú. Việc phát triển các vùng sản xuất nông sản hàng hóa phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác từng địa phương đã phát huy được lợi thế của từng vùng, tạo khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, bước đầu hình thành thị trường tiêu thụ thuận lợi, giúp người nông dân yên tâm sản xuất.

Tuy nhiên, hầu hết các vùng này đều hình thành tự phát ở một nhóm hộ sản xuất cùng một loại sản phẩm nên quy mô vùng sản xuất nhỏ, không khai thác hết thế mạnh, tiềm năng của địa phương. Do hình thành tự phát nên các vùng sản xuất khó có sự chỉ đạo, tổ chức sản xuất tập trung, dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp và không đồng đều, khó cạnh tranh trên thị trường.

Mặt khác, do quy mô vùng nhỏ nên số lượng một loại sản phẩm ở một địa phương nhất định cũng không đa dạng. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở các vùng sản xuất hàng hóa không đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất quy mô lớn; chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm khó bảo đảm, ảnh hưởng không nhỏ đến tính cạnh tranh trên thị trường. Những hạn chế đó phần lớn có nguyên nhân do ruộng đất quá manh mún, công tác quy hoạch vùng sản xuất tập trung gặp nhiều khó khăn.

Trước thực tế đó, thành phố đã tập trung tăng đầu tư cho hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn để tạo nền tảng sản xuất hàng hóa theo hướng thị trường và phát triển bền vững. Thành phố đã quy hoạch vùng sản xuất rau sạch và rau an toàn tại các xã: Âu Lâu, Tân Thịnh, Tuy Lộc, Văn Phú với tổng diện tích 70,4ha để chủ động cung cấp thực phẩm cho địa phương, triển khai thực hiện Đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung chất lượng cao thành phố Yên Bái giai đoạn 2012 – 2015; phát triển mạnh chăn nuôi lợn, gà, rau an toàn theo hướng tập trung chất lượng cao theo dự án hỗ trợ của tỉnh; tập trung nuôi trồng thủy sản; thực hiện có hiệu quả Đề án sản xuất nấm thực phẩm và nấm dược liệu giai đoạn 2010 - 2012.

Đặc biệt, thành phố tiếp tục khuyến khích, vận động người dân thay đổi tập quán canh tác, thực hiện tốt việc luân canh, dồn điền đổi thửa, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với áp dụng hiệu quả các quy trình APM, quản lý tốt quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt; đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ, ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao. Bên cạnh đó, thành phố từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông, công trình phúc lợi, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, phát triển ngành nghề nông thôn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại, gia trại, đào tạo nghề và tạo việc làm cho một bộ phận lao động nông thôn chuyển sang các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. 

Ông Hoàng Quốc Cường - Phó chủ tịch UBND thành phố cho biết: "Phát triển nông nghiệp hàng hóa, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, dồn điền đổi thửa nhằm quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa là hướng đi đúng đắn.Thời gian tới, thành phố tiếp tục xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa mang tính ổn định, bền vững, tập trung giải quyết đồng bộ các vấn đề: thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư cho sản xuất, đầu tư hạ tầng cơ sở, đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông dân, đẩy mạnh cơ giới hóa, tích cực áp dụng thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ...

Đây chính là giải pháp cơ bản để tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho nông sản hàng hóa; từng bước xây dựng thương hiệu cho từng loại sản phẩm nông sản đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, xuất khẩu để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản với giá trị gia tăng cao trên địa bàn thành phố".

Bích Liên

Các tin khác
100% các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn đã chuyển sang sử dụng HĐĐT

Thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) và HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, mang lại lợi ích cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.

Theo quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu vực động lực. (Ảnh minh hoạ: Báo Chính phủ)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động. (Ảnh minh họa)

Sáng 6/5, thêm nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi ở hầu hết các kỳ hạn.

Đến thời điểm hiện tại, có 964 trụ/cột bơm xăng (chiếm tỷ lệ 94,8%) lắp đặt thiết bị in hóa đơn điện tử và truyền dữ liệu kinh doanh xăng dầu theo từng lần bán hàng cho cơ quan thuế.

Tổng cục Thuế vừa có Công văn gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục