Nậm Khắt giữ rừng mùa hanh khô

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/2/2014 | 8:43:03 AM

YBĐT - Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân PCCR trong mùa khô, đến nay đại bộ phận người dân trong xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái)đều đã hiểu được giá trị, nguồn lợi của rừng và tích cực bảo vệ rừng, nhất là thực hiện đầy đủ các cam kết PCCCR.

Những cánh rừng thông ở Nậm Khắt nguy cơ cháy cao
trong mùa hanh khô.
Những cánh rừng thông ở Nậm Khắt nguy cơ cháy cao trong mùa hanh khô.

Xã vùng cao Nậm Khắt có tổng diện tích rừng trên 6.000ha, trong đó rừng tự nhiên trên 4.841ha. Khí hậu nơi đây khắc nghiệt, chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Đồng bào Mông chiếm tới trên 90% dân số toàn xã và chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp với tập quán đốt nương làm rẫy có từ lâu đời, vì thế nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn vào mùa khô luôn ở mức cao.

Những năm trước đây, khi giá thảo quả lên ngôi, việc người dân lấn chiếm đất rừng trồng thảo quả diễn ra khá phổ biến ở các thôn bản. Do tập quán làm nương rẫy và trồng thảo quả xen kẽ với rừng phòng hộ, việc thu hoạch và sấy thảo quả cũng tiến hành trong rừng nên từ nhiều năm nay Nậm Khắt là một trong những xã có nguy cơ cháy rừng cao ở Mù Cang Chải.

Trước thực trạng trên, để giải quyết tận gốc nạn cháy rừng, xã xác định cần đẩy nhanh nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; tập trung chỉ đạo quy hoạch vùng sản xuất, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư nâng cấp công trình thủy lợi, mở rộng diện tích lúa nước theo quy hoạch để tăng năng suất, tăng thu nhập cho người dân, giảm việc phá rừng làm nương rẫy.

Đặc biệt, trước nguy cơ cây thảo quả mọc đến đâu mất rừng đến đấy, xã đã tập trung quản lý diện tích thảo quả hiện có, vận động nhân dân không phát triển loại cây này mà tập trung trồng sơn tra vừa giữ rừng lại tăng thu nhập cho đồng bào.

Từ năm 2008, xã đã vận động nhân dân trồng sơn tra dưới các tán rừng phòng hộ. Bình quân mỗi năm toàn xã trồng được 10 - 15ha sơn tra. Chỉ tính riêng năm 2013,  trồng mới được 70ha, tập trung ở các bản Nậm Khắt, Hua Khắt. Theo thống kê của UBND xã Nậm Khắt, năm 2013 vừa qua, toàn xã thu về trên 450 tấn sơn tra, với giá bán dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, đem về cho người dân trong xã trên 1,8 tỷ đồng.

Ngoài việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, ngay trước mùa khô hanh, xã đã kiện toàn Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) của xã, các tổ đội xung kích PCCCR; tổ chức ký cam kết với từng hộ dân trong xã về bảo vệ rừng và PCCCR. Xác định công tác tuyên truyền giữ vị trí quan trọng, Ban chỉ huy PCCCR xã đã phân công nhiệm vụ cho từng thành viên xuống các thôn, bản tổ chức tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức giữ rừng.

Nội dung tuyên truyền tập trung chủ yếu vào Luật Bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR, đồng thời cán bộ kiểm lâm địa bàn hướng dẫn cách phát, đốt nương, làm rẫy, làm đường băng cản lửa tại các điểm dễ xảy ra cháy rừng. Ở các khu vực xung yếu gần rừng, trước khi đốt, người dân phải báo cáo với Ban chỉ huy PCCCR của xã, kiểm lâm địa bàn hướng dẫn chỉ đạo đốt và có phương án ứng cứu kịp thời khi có tình huống xảy ra. Vào những ngày cao điểm, nguy cơ cháy rừng cao, xã chỉ đạo các thôn, bản, các tổ đội xung kích thực hiện tốt công tác tuần tra, canh gác. Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp giữ rừng nên mùa khô hanh vừa qua, trên địa bàn không để xảy ra vụ  cháy rừng nào.

Ông Chang A Sửu - Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt cho biết: “Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân PCCR trong mùa khô, đến nay đại bộ phận người dân trong xã đều đã hiểu được giá trị, nguồn lợi của rừng và tích cực bảo vệ rừng, nhất là thực hiện đầy đủ các cam kết PCCCR. Chính sự chuyển biến trong nhận thức của người dân đã góp phần làm giảm số vụ cháy rừng và các thiệt hại do cháy rừng gây ra”.

Có thể nói, khi ý thức người dân trong công tác PCCCR được nâng cao sẽ giảm nguy cơ cháy rừng. Vì vậy, xã cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kết hợp với việc xử lý nghiêm các trường hợp xâm hại rừng, nhất là các hành vi liên quan đến các nguy cơ gây cháy rừng. Tuy nhiên, để giữ rừng hiệu quả, vấn đề cốt lõi vẫn là nâng cao đời sống cho đồng bào vùng cao, bởi chỉ khi nào đời sống của đồng bào được đảm bảo mới giảm áp lực lên rừng.

Văn Thông

Các tin khác
Ảnh minh họa

Mới đây, Tổng cục Thuế có công văn số 336/TT-TNCN gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2013.

YBĐT - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trong chuyến kiểm tra việc quy hoạch xây dựng Dự án bố trí khu dân cư và tiến độ triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình đường tránh ngập thành phố Yên Bái, đoạn nối Trung tâm Km5 với quốc lộ 32C diễn ra chiều ngày 11/2/2014.

Đàn gia cầm của tỉnh Yên Bái luôn đạt 3,5 triệu con, cơ bản đáp ứng đủ nguồn cung tại chỗ.

YBĐT - Chăn nuôi được coi là mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của chăn nuôi gia cầm. Có nhiều lợi thế để phát triển, chăn nuôi gia cầm của Yên Bái đang dần hình thành theo hướng sản xuất hàng hóa.

Cửa hầm phía Nam

Ngày 10/2, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã chứng kiến lễ thi công đổ bê tông đốt cuối cùng của hạng mục hầm xuyên núi thuộc gói thầu A6, dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục